15/01/2018, 13:38

Lập dàn ý đóng vai người chứng kiến kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

Lập dàn ý đóng vai người chứng kiến kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo Dàn bài kể lại câu chuyện lão Hạc Kể chuyện bán chó với ông giáo Dàn ý đóng vai người chứng kiến kể lại câu ...

Lập dàn ý đóng vai người chứng kiến kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

Dàn ý đóng vai người chứng kiến kể lại câu chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, gồm những dàn bài mẫu hay về bài tập làm văn lớp 8. Hi vọng tài liệu này giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8, biết cách làm dàn bài văn kể chuyện, tránh lạc đề khi làm bài kiểm tra và thi tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Bài tham khảo 1

I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)

Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

II/ Thân bài:

- Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:

  • Lão Hạc báo tin bán chó
  • Lão Hạc kể lại chuyện bán chó
  • Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc
  • Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.
  • Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó.

- Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc

- Biểu cảm:

  • Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện
  • Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)

III/ Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

Bài tham khảo 2

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của lão Hạc và câu chuyện bắt đầu kể.

Thân bài:

1. Dẫn dắt câu chuyện.

- Thời gian và không gian chứng kiến câu chuyện bán chó.

- Giới thiệu tóm tắt về gia cảnh của lão: Nhà nghèo, vợ chết sớm, có một con trai, một con chó và một mảnh vườn. Vì lão Hạc không chấp nhận cho cậu con trai bán vườn để cưới vợ nên cậu con trai đã bỏ vào đồn điền cao su làm thuê. Cuộc sống cực khổ của lão và con chó Vàng bắt đầu từ đây.

2. Kể lại việc lão Hạc bán chó.

- Nét mặt của lão: Thể hiện rõ trong lúc kể: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

- Nỗi ray rứt: Lão Hạc rất ân hận khi cố lừa một con chó, thái độ này được biểu hiện qua thái độ trách móc.

- Nhờ ông giáo giữ hộ tiền đề phòng bất trắc, tránh làm phiền hàng xóm.

3. Thái độ của ông giáo.

- Chia sẻ, an ủi lão Hạc: Việc nuôi chó và bán chó là việc bình thường, có khi lại là hóa kiếp cho nó.

- Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

- Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: Ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào.

- Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại.

4. Suy nghĩ của bản thân: (Liên hệ bản thân)

Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.

Bài tham khảo 3

Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe.

Thân bài:

1/ Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe:

– Thời gian không gian được chứng kiến câu chuyện.

– Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của lão Hạc: Rất nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo, không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi xa. Lão ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão quyết không bán đi mảnh vườn và ăn vào tiền dành dụm do “bòn vườn”, lão giữ cả lại cho con trai. Nhưng một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là lão Hạc đi đến một quyết định quan trọng.

2/ Nội dung câu chuyện: Kể việc lão Hạc kể việc bán chó:

– Nét mặt của lão Hạc: Sự đau khổ dằn vặt trong lúc kể việc bán chó: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”.

– Nỗi ray rứt ân hận của lão Hạc trước thái độ trách móc của con chó mà lão cảm nhận được.

– Việc lão nhờ ông giáo giữ hộ tiền để lo liệu khi lão chết, tránh làm phiền hàng xóm.

3/ Thái độ và ý kiến của ông giáo:

– Ân cần hỏi han, sẻ chia, an ủi: Việc nuôi chó bán chó là điều bình thường, có khi lại là việc hóa kiếp cho nó.

– Đồng cảm với tâm trạng ray rứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau về thân phận khốn khổ của một kiếp người bằng cách gợi sự liên tưởng đến thân phận của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.

– Tạo niềm lạc quan cho người bạn già và cả chính mình bằng cách pha trò tiếp đãi đạm bạc: Ăn khoai, uống chè, hút thuốc lào.

– Hiểu nhân cách cao đẹp của lão bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ, luôn tìm cách giúp lão vượt lên nỗi đau của thân phận để tồn tại.

4/ Suy nghĩ của bản thân: (Liên hệ bản thân)

Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.

0