25/05/2018, 14:48

Làng Đình Bảng

Đình Bảng là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được thành lập từ làng Đình Bảng gồm có 9 xóm. Sau này thêm phố Chùa Dận, xóm Mới và 4 Nông khu. Phường rộng 8,3 km2 và có 16.771 dân (tháng 9/2008). Phía Đông giáp phường Tân Hồng, phía Tây ...

Đình Bảng là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được thành lập từ làng Đình Bảng gồm có 9 xóm. Sau này thêm phố Chùa Dận, xóm Mới và 4 Nông khu.

Phường rộng 8,3 km2 và có 16.771 dân (tháng 9/2008). Phía Đông giáp phường Tân Hồng, phía Tây và phía Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp phường Trang Hạ.

trước đây được khai khẩn từ rừng Báng nên gọi là làng Báng, sau được đổi tên thành thôn Cổ Pháp. Khi đình Báng được xây dựng và nổi tiếng mọi người biết đến Cổ Pháp qua đình Báng và được gọi lái đi là làng Đình Bảng.

Đình Bảng xưa vốn thuộc hương Cổ Pháp (hương là đơn vị hành chính cổ gồm nhiều xã, làng), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hương Cổ Pháp và rộng hơn là vùng hai bờ sông Thiên Đức và sông Tiêu Tương nối từ Gia Lâm ngày nay qua Đình Bảng tới Tiêu Sơn chính là nơi phát tích của nhà Lý.

Đình Bảng – vùng quê địa linh nhân kiệt. Đây là nơi phát tích vương triều Lý, là quê hương của Lý Thái Tổ – người khởi lập triều Lý, khai sáng Thăng Long Hà Nội .

Đình Bảng giáp Hà Nội là cửa ngõ mở thông lên phía Bắc nên nơi đây có phong trào cách mạng sôi nổi, là an toàn khu của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám ( 1940- 1945).Nơi tổ chức Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp tại nhà Đám Thi ở Đình Bảng từ ngày 9 đến 11/11/1940. đã vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần ( lần 1 ngày 13/9/1945, lần 2 ngày 5/2/1946 – tức mồng 4 Tết Bính Tuất, lần 3 ngày 30/10/1946 ), các cán bộ cách mạng như Trường Trinh ( Nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương ), Hoàng Quốc Việt ( Ủy ban thường vụ Trung Ương Đảng ), Hoàng Văn Thụ,...

Nhân dân Đình Bảng được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất, bằng “ CÓ CÔNG VỚI NƯỚC “ , lá cờ THIẾU NIÊN ANH DŨNG do chính phủ và Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, lá cờ ủy ban Kháng chiến chiến khu 12 tặng dân quân xã Đình Bảng, lá cờ TUỔI TRẺ VÌ HÒA BÌNH của liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới tặng đội thiếu niên du kích xã Đình Bảng

Ngày nay ở Đình Bảng còn có di tích lịch sử đền Lý Bát Đế ( hay còn gọi là Đền Đô (nơi lớn nhất thờ 8 vị vua nhà Lý), đình Đình Bảng, chùa Xuân Đài – hay còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng – vị vua thứ chín của thời Lý, nhà Tam Tự đường họ Nguyễn Thạc.

Đình Bảng nổi tiếng với rượu nấu từ nếp cái hoa vàng, bánh phu thê, giò lụa, thịt chuột.

Nghề săn chuột tại làng rất phát triển và món thịt chuột cũng rất phổ thông trong thực đơn của nhà. Người Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác. Còn người “chén” chuột cũng không phải vì nghèo mới phải ăn. Món thịt chuột xuất hiện thậm chí cả trong mâm cỗ cưới, ngày nay thì không còn dùng nữa.[1],[2]

0