03/06/2018, 22:54

Làm thế nào để phòng tránh cơn đau tim vào những ngày lạnh

Những cơn đau tim luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người bệnh về tim mạch đặc biệt là vào những ngày lạnh, người bệnh luôn cảm thấy rất mệt mỏi vì phải đối mặt với những cơn đau không mong muốn. Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí tim mạch ...

Những cơn đau tim luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người bệnh về tim mạch đặc biệt là vào những ngày lạnh, người bệnh luôn cảm thấy rất mệt mỏi vì phải đối mặt với những cơn đau không mong muốn.

Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí tim mạch tại Hoa Kỳ (Circulation. 2007; 116:II) khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột trên 40C, sẽ tác động xấu đến bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp và bệnh suy tim.

Tương tự như khi bị stress, cơn cao huyết áp hay tình trạng gắng sức, khi thời tiết trở lạnh, nhu cầu oxy của cơ thể tăng cao hơn và tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan trọng. Chính việc cơ tim phải làm việc quá mức là đã làm cho cơn đau tim xuất hiện nhiều hơn.

Khi khí hậu trở lạnh sẽ làm co mạch máu ngoại biên ở tay, chân. Phản ứng này làm huyết áp tăng cao. Và chính cơn cao huyết áp trở thành yếu tố chính gây ra cơn đau tim.

dau-hieu-o-tuoi-gia-tuong-dang-so-nhung-vo-hai-hinh-8

Một phát hiện gần đây cho thấy, lúc giao mùa, nhiệt độ môi trường giảm kèm theo các biến đổi về lực hút tĩnh điện giữa các khối không khí nóng và lạnh tác động lên thành mạch máu làm thành mạch kém đàn hồi hơn. Tất cả các biến đổi này cùng với thói quen ít vận động trong mùa lạnh sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu tại tim và não, gây tăng tỷ lệ cơn đau tim, các bệnh lý mạch vành cấp và nhồi máu não.

Để phòng tránh cơn đau tim khi chuyển mùa cần lưu ý các vấn đề sau:

Phát hiện sớm cơn đau tim với các biểu hiện: 

Cảm giác đau ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác co thắt, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ở ngực do tắc nghẽn mạch máu tim thường đau từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, lưng, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả hai cánh tay.

Cùng với đau ngực là các biểu hiện: người vã mồ hôi, mặt tái xanh, tinh thần hốt hoảng, cảm giác buồn nôn và nôn, hơi thở nhanh và ngắn.

Khi thấy người khác có những dấu hiệu này, chúng ta cần xử trí nhanh như sau: bình tĩnh kiểm soát tình huống, đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống tư thế thoải mái, nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động. Thực hiện được các thao tác này, chúng ta đã giúp tim bệnh nhân được nghỉ ngơi và hạn chế phần nào tổn thương cơ tim. Sau đó, gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu.

>>>> XEM THÊM: Nguyên nhân bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Phòng tránh nguy cơ đau tim 

Khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hạn chế tình huống thay đổi nhiệt độ đột ngột như tắm nước lạnh, ra mưa lạnh…, làm việc quá sức, hạn chế stress.

Kiểm soát tốt huyết áp, theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà hai lần mỗi ngày. Buổi sáng đo huyết áp sau khi ngủ dậy 60 phút và tối sau khi ăn chiều ít nhất hai giờ.

Tập vận động thể lực điều độ cả sáng và chiều qua các hình thức tập thể dục hay thể thao phù hợp với sức khỏe của tim.

Không hút thuốc lá. không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Nếu tuân thủ tốt các điều này, người có bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể giữ gìn được sức khỏe và có cuộc sống, công việc tốt hơn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với các bạn làm thế nào để phòng tránh cơn đau tim vào những ngày lạnh. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích dành cho tất cả bạn đọc. Xin cảm ơn

An tim tuệ linh

an-tim

– Giúp tăng cường máu tới cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim, giãn động mạch vành, tăng sức bền của cơ tim

– Giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở

Xem chi tiết tại đây

0