03/06/2018, 22:54

Cách phân biệt huyết áp cao và huyết áp thấp

Bệnh huyết áp được chia ra thành 2 loại chính đó là huyết áp cao và huyết áp thấp, nhưng mấy ai đã biết được cách phân biệt chúng vì những triệu chứng ban đầu của cả 2 loại khá giống nhau nền khiến nhiều người lầm tưởng, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt rõ sự giống và khác ...

Bệnh huyết áp được chia ra thành 2 loại chính đó là huyết áp cao và huyết áp thấp, nhưng mấy ai đã biết được cách phân biệt chúng vì những triệu chứng ban đầu của cả 2 loại khá giống nhau nền khiến nhiều người lầm tưởng, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt rõ sự giống và khác nhau ở 2 loại bệnh về huyết áp.

Giống nhau:

Triệu chứng do huyết áp cao và thấp gây ra là tương đối giống nhau và giống nhiều bệnh lý khác. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được chẩn đoán là do thần kinh suy nhược dẫn đến cơ thể khó chịu, trong khi thực tế họ đang bị huyết áp thấp. Cách duy nhất để phân biệt chính xác là đo huyết áp thường xuyên, ghi lại kết quả và thông báo ngay cho bác sỹ khi có những diễn tiến bất thường.

dieu-tri-huyet-ap-thap-1

Mặc dù đã được nghiên cứu các phác đồ điều trị lâm sàng nhưng hiện nay vẫn chưa có loại thuốc tây y nào có thể điều trị dứt điểm các loại bệnh huyết áp. Để điều trị có hiệu quả, người bệnh dứt khoát phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ và ăn uống khoa học, đặc biệt tránh ăn nhiều chất mặn.

Khác nhau

Đối với bệnh huyết áp cao

Một người bị coi là có triệu chứng cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) > 140 và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) > 90mmHg.

Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm vì những triệu chứng ban đầu của người bệnh là không rõ ràng, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm với các cơ quan như não, tim, thận và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.

Người ta chia huyết áp cao thành 2 loại:

– Huyết áp vô căn: tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (chiếm trên 90%)

– Huyết áp thứ phát: tăng huyết áp có nguyên nhân (chiếm dưới 10%). Y học hiện đại chỉ có thể điều trị dứt điểm với tăng huyết áp thứ phát.

Những biến chứng thường thấy của huyết áp cao là suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, suy giảm thị lực dẫn tới mù lòa…, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

>>> Xem thêm: máy đo huyết áp cơ tốt nhất

Đối với bệnh huyết áp thấp

Một người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa từ 90- 99mmHg, huyết áp tối thiểu từ 40- 59mmHg.

Theo các chuyên gia, huyết áp thấp không phải là bệnh mặc dù nó dẫn đến nhiều triệu chứng giống hệt như huyết áp cao như: đau đầu, chóng mặt… Thực tế, huyết áp thấp đơn giản là trạng thái huyết áp quá thấp có nguyên nhân di truyền.

Người ta chia huyết áp thấp ra thành 2 loại:

– Huyết áp thấp mang tính đột phát: Khi xuất hiện bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, choáng váng, nếu huyết áp sẽ tụt xuống quá đột ngột sẽ dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.

– Huyết áp thấp mạn tính: Loại này phổ biến hơn, không nguy hiểm và nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: hoocmon tiết khác thường, màng tế bào giảm thấp… Khi những bệnh này được điều trị dứt điểm, huyết áp thấp cũng không còn là mối lo nữa.

Đến đây chắc các bạn đã biết cách phân biệt rồi chứ, khi thấy trong cơ thể có bất kì dấu hiệu nào về bệnh huyết áp thì cách tốt nhất các bạn nên sử dụng máy đo huyết áp kiểm tra để biết được kết quả chính xác. Hiện nay các loại máy đo huyết áp được bán nhiều ở các trung tâm thiết bị y tế, các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua.

Để biết được cách chọn máy đo huyết áp chính xác như thế nào? Các bạn có thể tham khảo tại đây

0