Làm thế nào để áp dụng mô hình AIDA trong Marketting vào SEO?
Theo bạn thì có bao nhiêu mô hình, chiến lược SEO kiểu mẫu đang được áp dụng? "Truyền thuyết" kể rằng, có 1 kiểu làm cổ lỗ sĩ nhưng vẫn mang lại hiệu quả không ngờ cho website của bạn, đó là tạo content theo thuyết AIDA. Các bạn chỉ cần hình dung nó là 1 cái phễu, giúp website thu hút sự chú ý của ...
Theo bạn thì có bao nhiêu mô hình, chiến lược SEO kiểu mẫu đang được áp dụng? "Truyền thuyết" kể rằng, có 1 kiểu làm cổ lỗ sĩ nhưng vẫn mang lại hiệu quả không ngờ cho website của bạn, đó là tạo content theo thuyết AIDA. Các bạn chỉ cần hình dung nó là 1 cái phễu, giúp website thu hút sự chú ý của người đọc, dẫn dắt họ qua toàn bộ content chính của bài viết, và tập trung sự chú ý của họ vào thứ mà họ nhìn thấy, cảm nhận. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về AIDA trong việc viết content với bài phân tích dưới đây của Quản Trị Mạng nhé.
Không cần và không nên cho rằng đây là thuật ngữ gì đó quá cao siêu, nó là cái mà chúng ta nhìn thấy, đọc được và cảm nhận hàng ngày. Nó hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực trong cuộc sống, và tất nhiên cả trong chiến lược SEO nữa.
1. AIDA là gì?
Đây là chữ viết tắt của 4 từ tiếng Anh, bao gồm:
- A = Attention (hoặc Awareness), sự thu thút, chú ý
- I = Interest, sự quan tâm, thích thú
- D = Desire, sự ham muốn
- A = Action, hành động.
Nếu tiến hành tìm kiếm AIDA là gì bằng hình ảnh, bạn cũng sẽ thu được kết quả tương tự, ví dụ như hình sau:
Các bạn có thấy không? Điều mấu chốt của việc tạo phễu content, nội dung luôn nằm ở dưới cùng - Action. Hãy bắt đầu bằng những thứ đơn giản nhất, bất cứ điều gì tạo được sự thu hút, chú ý - Attention hoặc Awareness của khách hàng, người đọc. Đó chính là tiêu đề, là tên miền, domain, là ảnh, là facebook, album ảnh... hoặc bất cứ thứ gì đập vào mắt người đọc đầu tiên khi họ truy cập vào website của bạn. Bước tiếp theo, bạn cần tạo sự chú ý của người đọc bằng cách cụ thể hóa, đưa ra những gì có thể hấp dẫn họ, đọc bài viết của bạn, dùng thử hoặc mua sản phẩm của bạn.
Tại bước làm này, điều cần thiết là khuấy động sự ham muốn - Desire của họ. Bằng cách nào? Trong marketting thì nó là việc quảng cáo, review sản phẩm, cho dùng thử sản phẩm, ảnh chụp thực tế, còn trong content đó là bước tạo video hướng dẫn về cách làm cái này, cái kia (có thể chỉ đơn giản là cách cài đặt phần mềm, cách gõ tiếng Việt... đến những thứ cao siêu hơn như cách thay, nâng cấp RAM cho máy tính, quản trị server, hệ cơ sở dữ liệu database...). Và đến bước cuối cùng, chuyển đổi toàn bộ sự thu hút, chú ý, ham muốn của người đọc thành hành động - Action.
Nghe có vẻ đơn giản và khá quen thuộc, nhưng các bạn cần nhớ và áp dụng quy tắc 80/20 trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúng tôi xin trích dẫn lại định nghĩa kinh điển về quy luật này:
- Nguyên tắc 80 20 – hay còn gọi là định luật Pareto được đặt theo tên của nhà toán học người Ý Vilfredo Pareto – cho rằng, 80% kết quả đến từ 20% nguyên nhân hoặc lí do xuất phát điểm. Mọi người thường nghĩ rằng nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong kinh doanh, ví dụ: 80% doanh thu đến từ 20% đối tượng khách hàng chính; 80% lợi nhuận trong ngành phim ảnh đến từ 20% bộ phim, và trong SEO thì 80% lượng traffic của website luôn đến từ 20% số bài viết trên trang.
2. Mổ xẻ và áp dụng mô hình AIDA vào SEO:
Nếu đã biết đến AIDA thì bạn nhìn đâu cũng thấy AIDA trong cuộc sống, trong công việc. Trong phần tiếp theo của bài viết, Quản Trị Mạng sẽ cố gắng phân tích từng khái niệm, lý thuyết đi kèm với ví dụ thực tế để anh em nắm rõ.
A = Attention, Awareness
Rào cản đầu tiên với người viết là làm sao để thu hút sự chú ý của người đọc? Suy nghĩ đơn giản thôi, hãy cố gắng bắt đầu bằng 1 khái niệm liên quan trực tiếp đến sự quan tâm của bạn đọc. Dưới đây là danh sách các câu hỏi để bạn có thể tự xem xét rằng mình đang đứng ở đâu, giai đoạn nào khi lên kế hoạch thu hút sự chú ý của người đọc:
- Ai sẽ đọc những bài này? Những đối tượng nào? Khi đã hình dung ra được điều đó, thì bạn sẽ định hình được trong đầu mà cấu trúc, mô hình bài viết sẽ như thế nào? Các thông tin cụ thể và nhỏ nhất cần chú ý như giới tính, vị trí địa lý, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích....
- Điểm mấu chốt của bài viết, của vấn đề ta sẽ đề cập đến là gì? Điều gì sẽ gắn kết người đọc với bài viết này? Hay nói ngắn gọn là làm thế nào để giữ chân người đọc, càng lâu càng tốt!
- Để giải quyết vấn đề được đưa ra, ta sẽ có những phương án nào? Bạn đọc nên mua những món hàng nào, sử dụng cách nâng cấp hay mua mới sản phẩm, sử dụng phần mềm miễn phí hoặc dùng thử... và hãy chắc chắn là những phương án được đưa ra đều có thể giúp họ giải quyết vấn đề.
- Mô tả mức độ nghiêm trọng của vấn đề bằng nhiều từ ngữ khác nhau. Bạn có thể sử dụng nhiều ngữ cảnh, khái niệm... để kéo, thu hút sự quan tâm của người đọc!
Ví dụ cụ thể để anh em dễ hình dung: nếu sản phẩm bạn đang bán là quần áo mùa hè chẳng hạn, đối tượng bạn nhắm đến là tất cả thanh niên, trong độ tuổi từ 18 - 25, cách tốt nhất là hiểu được những từ ngữ nhắm đúng đến mặt hàng và người mua có thể. Ví dụ: bikini hè, quần áo nam nữ cho hè năng động...
Tương tự như vậy, nếu bạn đang đề cập đến đối tượng là những người đàn ông mà vợ của họ đang dần mất đi sự quan tâm, bạn sẽ cho họ thấy điều gì? Những tiêu đề mạnh có thể được sử dụng, ví dụ như là:
- Khơi dậy cảm hứng
- Hoặc: Hãy để người vợ nhớ lại thời mặn nồng với 3 bước làm...
Điều quan trọng ở đây là bạn cần dành thời gian tìm hiểu về đúng đối tượng, cái gì có thể dễ dàng chiếm được mindset của họ, và mọi thứ phải chính xác, phải đúng với thực tế.
Phần tiêu đề và câu mở đầu của bài viết là những thứ đầu tiên tương tác với người đọc, là yếu tố quyết định thu hút sự chú ý, quan tâm của họ với phần còn lại của bài viết. Do vậy hãy luôn luôn kiểm tra những phần này thật kỹ càng!
I = Interest
Khi đã kết nối với người đọc thành công qua phần mở đầu, hãy cố gắng tiếp tục bằng cách đưa ra các tiêu chí, thông tin chứng tỏ rằng bạn hiểu vấn đề thực sự của người đọc kỹ đến đâu. Điều này sẽ tạo kết nối đến việc lập hồ sơ đối tượng mà bạn đã xác định trước đó (bạn viết cho ai, những đối tượng nào...) nhằm mục đích target đến sản phẩm, giải pháp chính mà bạn đang cung cấp.
Một trong những ví dụ điển hình ở đây là các vấn đề về sức khỏe, hoàn toàn có thể gây ra sự hiểu nhầm nếu người đọc chỉ tham khảo online, qua các tài liệu chia sẻ rộng rãi trên Internet. Có điều kỳ la ở đây là họ - người đọc, có thể thoải mái chia sẻ, áp dụng các phương pháp trị liệu theo kiểu truyền tai, được giới thiệu trên Internetnet, diễn đàn, mạng xã hội... mà hoàn toàn không phải từ bác sĩ điều trị. Vì sao lại vậy? Môi trường Internet, nơi có quá nhiều thông tin lại khiến họ cảm thấy tin tưởng, an toàn hơn so với bác sĩ thực tế có chuyên ngành?
Sau đó là thời điểm mà bạn đưa ra lý luận, cách giải thích của bạn dưới dạng câu chuyện nào đó. Một ví dụ điển hình bây giờ là các bài chia sẻ qua Facebook, mạng xã hội khác. Nếu bạn viết theo kiểu lý thuyết, các bước làm abc, 123 thì sẽ rất nhàm chán. Còn nếu bạn có khả năng sáng tác cốt truyện, lồng các chi tiết vào trong 1 bài dạng như chia sẻ, tâm sự... thì lượng tương tác sẽ cao hơn nhiều.
Điểm mấu chốt ở đây là dùng thông tin, khả năng thuyết phục, các loại bằng chứng khác nhau để níu kéo, giữ sự thu hút của bạn đọc càng lâu càng tốt. Bằng cách đưa những thứ để khiến người đọc tin tưởng vào bạn hơn, bạn hoàn toàn có thể kích hoạt, chạm được vào cảm xúc của khách hàng, lôi kéo họ sử dụng dịch vụ của bạn.
D = Desire
Các bạn xin đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhé, Interest và Desire. Hình dung thế này cho đơn giản:
- Intererst: sự quan tâm, chú ý. Cảm xúc ở mức bình thường, hơi cao.
- Desire: sự ham muốn. Cảm xúc ở mức cao nhất, tột đỉnh.
Nếu là nhân viên, thì bạn hoàn toàn có ý tưởng nhảy việc, thay đổi công việc. Khi nghe đến 1 cơ hội làm việc nào đó mới mẻ, môi trường làm việc hấp dẫn, thu nhập tốt hơn, chắc chắn bạn sẽ có ý định băn khoăn với công việc hiện tại. Bạn có thể sẽ làm vài bước tham khảo nào đó, lân la trò chuyện với những người có chuyên môn.... và khi thu thập được đủ thông tin, bạn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Và trong việc làm content cũng vậy.
Ở một thời điểm nào đó, thường có sự thay đổi trong tâm trí khi bạn bắt đầu tưởng tượng bạn sẽ như thế nào nếu ở vị trí khác. Đó là phương án khơi gợi đến điểm Desire - ham muốn của người đọc.
Nếu chúng ta bắt đầu ở xuất phát điểm, thì chắc chắn phải làm sao để kéo được sự thu hút của người đọc, bằng cách đưa ra mô tả, đoạn văn mở đầu, chạm được đến cảm xúc của người đọc. Có thể áp dụng những từ mô tả mạnh, chân thực, tăng lượng tương tác, có đề cập đến nhiều nhãn hàng, tạo ra sự tranh luận... càng tốt.
A = Action
Đây là phần cuối của cái phễu, nơi biến tất cả những thứ bên trên thành hành động cụ thể. Khi khách hàng, người đọc đã có đủ Desire, họ sẽ chuyển nó thành hành động, hay là thứ mà chúng ta vẫn thường gọi là Call To Action. Rất đơn giản, CTA ở đây chỉ là 1 mệnh đề để người đọc biết là họ cần làm gì tiếp theo. Ví dụ cụ thể:
- Mua 1 sản phẩm nào đó.
- Sử dụng dịch vụ nào đó.
- Xem 1 đoạn video, clip nào đó.
- Chia sẻ bài viết lên Facebook...
Có thể hình dung rằng, tất cả những gì bạn viết trên trang đều có thể tạo được CTA, bởi vì suy cho cùng, thì những gì bạn đang trình bày chính là những gì bạn đọc cần, dù ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu bạn đọc muốn biết rõ nguyên nhân của vấn đề nào đó, hãy cho họ biết. Nếu người đọc muốn biết cách giải quyết tình trạng máy tính chạy chậm, hãy đưa ra phương án cải thiện tốc độ, nâng cấp phần cứng, phần mềm mà họ có thể làm được. Mô hình CTA ở đây có thể bao gồm: họ cần dùng phần mềm gì, mua thêm phần cứng ở đâu, hỏi ý kiến trên Fanpage nào... Nếu mọi thứ không rõ ràng, thì người đọc sẽ không tiếp tục mà sẽ lập tức thoát khỏi website của bạn.
Việc xây dựng chiến thuật viết Content hợp lý là vô cùng quan trọng trong thời điểm này, tuy nó có khó khăn nhưng hiệu quả mang lại vô cùng lớn. Bạn có những gợi ý nào tương tự như AIDA có thể áp dụng vào việc marketting hay chiến lược SEO, hãy chia sẻ với Quản Trị Mạng tại phần comment - bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công!