24/05/2017, 11:49

Làm sáng tỏ ý thơ trong bức thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng của Bác Hồ

Đề : Trong một bức thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ viết: Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chi Minh. Dựa vào những hiểu biết của mình về cuộc đời Bác và thơ văn của Người, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. Bài làm Vào một ngày thu đầu tháng chín cách đây hai ...

Đề : Trong một bức thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ viết: Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chi Minh. Dựa vào những hiểu biết của mình về cuộc đời Bác và thơ văn của Người, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

Bài làm

Vào một ngày thu đầu tháng chín cách đây hai mươi lăm năm, cả dân tộc đã đau đớn tiễn đưa người Cha già kính yêu về cõi vĩnh hằng. Những giọt mưa, những dòng nước mắt nghẹn ngào. Nỗi đau ấy cũng nhói lên trong lòng thiếu niên nhi đồng Việt Nam và cả trên thế giới bởi cả đời Người đã dành cho trẻ em tình thương yêu sâu sắc, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt:

Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh

Câu nói của Bác, tấm lòng của Bác sẽ đọng lại mãi mãi trong lòng thiếu nhi chúng em.

Như chúng ta đã biết, cuộc đời Bác là cuộc đời tranh đấu hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vậy mà, dù gánh trên vai trọng trách lớn lao ấy, Người chẳng lúc nào quên những tâm hồn con trẻ. Bác Hồ đã dành cho “chồi non” đất nước tình cảm xuất phát từ trái tim giàu yêu thương, nhân hậu của mình. Các bạn thiếu nhi ở khắp nơi, ởmọi miền thuộc nhiều dân tộc đều được đón nhận tình thương của Bác. Cảm động vô cùng, giữa bao bộn bề công việc Bác vẫn không quên một lời hứa với một bạn nhỏ ở Cao Bằng. Ây là lần Bác hứa sẽ tặng cho bạn ấy một chiếc vòng bạc. Thời gian trôi đi, một lần trở lại Bác đã tìm và trao lại chiếc vòng như đã hứa.

Chính vì lòng yêu thương nhi đồng, Bác đã đau xót nghẹn ngào khi nhìn thấy các bạn nhỏ gày gò trong đoàn đại biểu nhân dân Tân Trào tới chào mừng Úy ban Dân tộc Giải phóng. Bác nói với các đại biểu: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em bé có cơm ăn, có áo ấm, được đi học, không lam lủ mãi thế này”.Phải chăng đó chính là ước mơ giản dị mà Người - lúc ấy - rất mong thực hiện được. Đau xót trước những khó khăn, vất vả thiếu thốn của thiếu nhi bao nhiêu thì Bác càng đặc biệt quan tâm tới việc học hành, đời sống của các cháu bấy nhiêu khi nước nhà giành được độc lập. Ngày khai trường đầu tiên - thu 1945, Bác đã viết thư gửi thiếu niên nhi đồng toàn quốc với lời dạy bảo ân cần trìu mến: “Các em hãy siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, đua bạn. Trong công cuộc kiến thiết, nước nhà trông mong ở các em rất nhiều”.Không chỉ thế Bác đã đặt niềm tin, hi vọng rất lớn vào thế hệ tương lai: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.Đó là lời dạy bảo sâu sắc, có ảnh hưởng lớn, dã ăn sâu vào tiềm thức biết bao thế hệ thiếu niên sau này khi bước chân vào mái trường. Bác luôn luôn quan tâm tới việc giáo dục và rèn luyện trẻ em. Năm điều Bác dạy ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ giúp chúng em vươn lên, cố gắng. Những điều Bác dạy ấy rất đầy đủ thiết thực đôi với thiếu nhi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Khuyến khích sự vươn lên đó, Bác thường trao tặng phần thưởng và huy hiệu cho các bạn học giỏi, có nhiều thành tích. Tất cả những gì Bác đã làm mãi mãi là những kỉ niệm không bao giờ mờ phai.

Tình thương bao la của Bác không chỉ dành cho thiếu niên nhi đồng trong nước mà dù đi đâu, ở đâu khi có dịp Bác đều bộc lộ tình cảm ấy của mình. Người Pháp đã rất ngạc nhiên khi thấy Bác cầm một quả táo lúc rời khỏi cuộc họp, nhưng tuyệt vời hơn khi họ chứng kiến Bác tặng nó cho một em bé Pháp tới chúc mừng. Tình yêu thương của Bác là vậy đó, nên ở đâu Bác cũng được thiếu nhi yêu mến, kính trọng. Em bé được Bác tặng quả táo đã giữ mãi mà không muốn ăn. Em không muốn làm mất kỉ niệm về một tấm lòng ấm áp tình yêu thương. Hay khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, tiếng khóc của một cháu bé Trung Quốc cũng làm Bác day dứt nghĩ tới một cảnh đời, một gia đình: Oa...! Oa...! Oa...!

Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ tới ở nhà pha

(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)

Không chỉ là thơ, không chỉ là tiếng khóc tự nhiên của cháu bé nữa, mà đó là tiếng nức nở, xót xa trong trái tim nhức nhối yêu thương của Bác.


Bác đa dành biết bao tình cảm cho thiếu niên nhi đồng, tình cảm ấy chứa chan trong những vần thơ Bác dành cho chúng em nhân dịp Tết Trung thu: Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.

Dường như không giây phút nào Bác không dành cho trẻ em tình thương, nỗi nhớ. Trăng với Bác là người bạn tri âm, vậy mà ngắm trăng đẹp Bác càng thêm nhớ thương các cháu, Ởmột bài thơ khác Bác cũng nói:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Bác luôn nâng niu, luôn quan tâm chăm sóc từ đời sống đến việc học tập của thiếu nhi. Bác rất vĩ đại mà cũng thật gần gũi. Tình yêu thương của Bác dành cho thiếu nhi dã làm cho hàng triệu triệu trái tim rung động, khiến nhà thơ Tố Hữu không nén nổi xúc động, nghẹn ngào khi viết những dòng thơ:

Ói vẫn còn đây của các em Chổng thư mới mở Bác đang xem Chắc Người thương lắm lòng con trẻ Nên để bâng khuâng gió động rèm.

Trái tim tràn đầy tình yêu thương cùng với tất cả những gì Bác dành cho thiếu niên nhi đồng mãi mãi khắc ghi cùng năm tháng. Đó cũng là những gì

đẹp đẽ nhất tô đậm thêm chân dung người Cha già của dân tộc. Và chúng em cũng sẽ mãi mãi cất tiếng ca: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng... ”.

Nguồn:
0