Lâm nghiệp địa lí 9
Lâm nghiệp địa lí 9 Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái. ...
Lâm nghiệp địa lí 9
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
I. LÂM NGHIỆP
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
1. Tài nguyên rùng
Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.
Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chê biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên như: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,...
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ. Gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
Chúng ta phấn đấu thực hiện chiến luợc trồng mới 5 triệu ha rừng vào năm 2010, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 43%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng. Mô hình nông - lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.