Lạc tiên và công dụng chữa bệnh của lạc tiên
Lạc tiên , còn gọi là cây lạc , người dân Nam Bộ gọi là cây/dây nhãn lồng, dây chùm bao là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, México, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài lạc tiên này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á và ...
Lạc tiên, còn gọi là cây lạc, người dân Nam Bộ gọi là cây/dây nhãn lồng, dây chùm bao là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, México, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài lạc tiên này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á và Hawaii. Đây là một loài dây leo có quả ăn được
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA LẠC TIÊN
Dây nhãn lồng, chùm bao, dây lưỡi, co hồng tiên (Thái), tây phan liên, mác quánh mon (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA LẠC TIÊN
Cả cây. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LẠC TIÊN
Quả, hạt và lá chứa một chất không bền vững cho acid cyanhydric và aceton. Quả chín có muối Ca, P, Fe.
4. CÔNG DỤNG CỦA LẠC TIÊN
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, hay hồi hộp, huyết áp cao. Ngày 20- 40g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc sirô.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA LẠC TIÊN
Lạc tiên có tên khoa học là PASSIFLORA FOETIDA L thuộc họ PASSIFLORACEAE
6. MÔ TẢ CỦA LẠC TIÊN
Dây leo bằng tua cuốn. Thân tròn, rỗng. Lá mọc so le, chia thành 3 thuỳ. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn bao bọc bởi lá bắc còn lại, khi chín màu vàng, ăn được. Toàn cây có lông.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA LẠC TIÊN
Hoa: Tháng 5-7. Quả: Tháng 8-10.
8. PHÂN BỐ CỦA LẠC TIÊN
Cây mọc hoang ở bãi trống, bờ bụi.
Trên đây là một số thông tin về lạc tiên, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây lạc tiên được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)