Lá lốt – món ăn, bài thuốc tuyệt vời từ thiên nhiên
Lá lốt là loại cây thân thảo quen thuộc trong dân gian với rất nhiều công dụng khác nhau như làm rau gia vị, sử dụng trong các bài thuốc đông y… Vậy lá lốt mang những đặc điểm sinh học cũng như tác dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của kênh cẩm nang Agiadinh.net nhé! ...
Lá lốt là loại cây thân thảo quen thuộc trong dân gian với rất nhiều công dụng khác nhau như làm rau gia vị, sử dụng trong các bài thuốc đông y… Vậy lá lốt mang những đặc điểm sinh học cũng như tác dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của kênh cẩm nang Agiadinh.net nhé!
Lá lốt là loại cây thân thảo quen thuộc trong dân gian với rất nhiều công dụng khác nhau như làm rau gia vị, sử dụng trong các bài thuốc đông y… Vậy lá lốt mang những đặc điểm sinh học cũng như tác dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của kênh nhé!
Vài nét về đặc điểm sinh học của lá lốt
Nhìn bên ngoài, lá của cây lá lốt rất giống với các loại lá như trầu không, hồ tiêu. Thực tế, loài cây này là một nhánh thuộc họ hồ tiêu và được biết đến với nhiều tên gọi khách nhau như lá nốt, lá lốp…
Lá lốt là loài cây thân thảo, sống lâu năm và rất thích hợp để sinh trưởng, phát triển trên nền đất ẩm. Ở quãng thời gian phát triển đầu, cây có thể mọc cao từ 30 – 40 cm. Sau thời gian này, cây có thể tiếp tục mọc thẳng hoặc bò trườn trên mặt đất thành từng đám, bụi.
Lá lốt là loài cây lá đơn, có mùi thơm đặc trưng và rất dễ chịu. Lá cây thường mọc so le, mặt trên lá trơn bóng, mặt dưới lá thường có 5 gân chính. Hoa của cây thường mọc ở nách lá, quả mọng và thường chỉ chứa 1 hạt. Người ta có thể nhân giống cây bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.
Những công dụng chính của lá lốt
Vai trò trong chế biến thực phẩm
Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, không độc và có mùi thơm khá đặc trưng. Do vậy trong đời sống hàng ngày, loại lá này đã được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Thậm chí đối với một số trường hợp, nếu thiếu đi lá lốt thì sẽ mất đi hoàn toàn tính chất, độ ngon miệng của món.
Những món ăn ngon thường được kết hợp với lá lốt có thể kể đến bao gồm:
Các món xào, nấu: Các loại thực phẩm chuyên dùng để xào, nấu hợp nhất với loại lá này phải kể đến như thịt bò, thịt lợn, lươn, ốc. Một số món ăn phổ biến thường gặp bao gồm: bò xào lá lốt, lươn nấu, ốc chuối đậu…
Các món nướng: Một số món nướng thường dùng lá lốt bọc kèm bên ngoài khi thực hiện như bò nướng, cá nướng, chả nướng…
Các món canh, cháo: Ngoài những món ăn kể trên thì các món canh, cháo như canh thịt nạc, canh cá hay đơn giản chỉ là canh lá lốt, gừng và hành tươi cũng rất ngon.
Công dụng chữa bệnh
Ngoài vai trò là một loại rau, lá gia vị thì lá lốt cũng được biết đến như một bài thuốc. Theo các bác sĩ Đông y, loại lá này có tác dụng làm ấm bụng, trừ khí lạnh, giảm đau, trị chảy nước mũi, nôn mửa… Một số bài thuốc và công dụng cụ thể từ lá lốt bao gồm:
Chữa đau, nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết:
Cách 1: Lấy 5 – 10 gram lá phơi khô rồi sắc lấy ½ bát con nước uống khi còn ấm. Nên uống sau bữa ăn tối và uống trong vòng 10 ngày.
Cách 2: Dùng 30 gram lá tươi + 30 gram rễ bưởi bung + 30 gram vòi voi, cỏ xước thái mỏng, xao vàng thơm. Cho toàn bộ hỗn hợp này vào sắc lấy nước uống, uống ngày 3 lần và liên tục trong 7 ngày.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh:
Dùng 20 gram lá tươi sắc lấy 100 ml nước. Uống khi nước còn ấm, uống trước bữa ăn tối và dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa chứng ra mồ hôi chân, tay:
Cách 1: Đun sôi 30 gram lá tươi cùng với 1 chút muối. Khi nước còn hơi ấm, ngâm bàn chân, tay vào nước trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày.
Cách 2: Dùng 30 gram lá tươi sau đó thái nhỏ, xao vàng rồi hạ thổ. Tiếp đến, đem lá sắc với 3 bát nước, lấy một bát rồi chia làm ngày uống hai lần.
Ngoài những công dụng trên thì một vài bài thuốc khác cũng đã sử dụng loại lá này như một nguyên liệu chính, bao gồm: chữa đầu gối sưng đâu, mụn nhọt lâu ngày không liền miệng, tổ đỉa ở bàn tay…
Lá lốt là một loài cây khác đặc biệt, vừa làm thức ăn hàng ngày, vừa có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trước khi chữa bệnh, bạn cần xác định rõ xem tình trạng cũng như cơ địa của bản thân để có kết quả tốt nhất.
Chuyên mục sức khỏe trên kênh cẩm nang Phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon Agiadinh.net chúc các bạn luôn vui khoẻ.