Cách làm bánh đúc mặn, bánh đúc lá dứa ngon nhất
Cách làm bánh đúc là công thức làm món quà quê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè ở các vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay, bánh đúc được biến tấu thành nhiều kiểu với các nguyên liệu kết hợp khác nhau chứ không dừng lại ở bánh đúc chay hay bánh đúc lạc nữa. Dưới đây là ...
Cách làm bánh đúc là công thức làm món quà quê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè ở các vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay, bánh đúc được biến tấu thành nhiều kiểu với các nguyên liệu kết hợp khác nhau chứ không dừng lại ở bánh đúc chay hay bánh đúc lạc nữa. Dưới đây là cách làm 2 món bánh đúc ngon nổi tiếng là bánh đúc mặn và bánh đúc lá dứa.
Cách làm bánh đúc là công thức làm món quà quê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè ở các vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ. Ngày nay, bánh đúc được biến tấu thành nhiều kiểu với các nguyên liệu kết hợp khác nhau chứ không dừng lại ở bánh đúc chay hay bánh đúc lạc nữa. Dưới đây là cách làm 2 món bánh đúc ngon nổi tiếng là bánh đúc mặn và bánh đúc lá dứa.
Bạn nên xem thêm:
- Cách làm bánh giò nóng
- Cách làm bánh bột lọc
- Cách làm bánh bao nhân đậu xanh
- Cách làm bánh chuối hấp
Cách làm bánh đúc mặn
Nguyên liệu làm bánh đúc mặn gồm có:
Phần vỏ bánh đúc mặn: Phần vỏ bánh đúc mặn, các bạn chuẩn bị phần nguyên liệu bao gồm bột gạo (300 gram), bột năng (50 gram), nước lọc, nước cốt dừa, muối ăn.
Phần nhân bánh đúc mặn: Nhân bánh đúc mặn bao gồm các loại nguyên liệu sau: Cà rốt (1 củ nhỏ), hành tây (1/2 củ), tôm thịt tươi băm nhỏ (200 gram), nấm hương (3 cái nhỏ), thịt nạc xay (100 gram), tỏi băm nhuyễn (3 tép tỏi).
Các bước làm bánh đúc mặn ngon như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phần nhân bánh
Cho phần cà rốt + hành tây vào rửa sạch sau đó đem thạt hạt lựu. Nếu bạn muốn nhanh chóng thì có thể cho phần hỗn hợp này vào băm nhỏ. Phần nấm hương, bạn ngâm cho nở rồi cũng cho vào thái hạt lựu hoặc băm nhỏ như cà rốt. Ngoài ra, để màu sắc món ăn thêm bắt mắt thì bạn cũng có thể thái thêm một chút hành lá hoặc rau thơm.
Phi thơm phần tỏi cho vàng rồi bạn cho phần thịt nạc xăm + tôm băm nhỏ vào xào cho chín. Xong xuôi, bạn đổ tiếp phần cà rốt + nấm hương + hành tây đã thái nhỏ vào xào cùng cho ngấm mùi vị rồi nêm nếm mắm muối cho vừa miệng là được
Bước 2: Chuẩn bị phần vỏ bánh
Trộn đều phần bột gạo + bột năng + ½ thìa cafe muối trong một chiếc tô sạch sau đó bạn hoà kỹ với nước lọc + nước cốt dừa sao cho bột vừa đủ sánh mịn, không bị vón cục là được. Hoà xong, bạn chờ cho bột nghỉ khoảng 45 phút – 1 tiếng.
Trong lúc chờ bột nghỉ, bạn chuẩn bị dụng cụ để hấp bánh đúc. Khi kết thúc thời gian nghỉ bột, bạn bắt đầu múc từng lớp bột vào khay hấp, hấp chín lớp bột này thì lại cho lớp bột khác lên hấp cho tới khi hết bột thì thôi.
Khi lớp bột cuối cùng chín, bạn nhấc bánh ra, cắt thành những miếng vừa ăn rồi múc lớp nhân phủ lên trên và thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha một chút nước chấm chua ngọt để rưới lên lớp vỏ bánh đúc ăn cho đậm đà.
Cách làm bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa gồm có:
Bột làm bánh: Chuẩn bị cả phần bột năng và bột gạo tương tự như với các làm bánh đúc mặn. Bột gạo bạn chuẩn bị khoảng 300 gram và bột năng thì chuẩn bị khoảng 50 gram.
Lá dứa và nước cốt dừa: Lá dứa bạn chuẩn bị một bó lá dứa tươi, chọn loại lá sẫm màu thì màu bánh sẽ đẹp mắt hơn. Nước cốt dừa bạn chuẩn bị khoảng 100 ml.
Các nguyên liệu khác: Ngoài bột làm bánh và lá dứa, bạn cũng chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác bao gồm đường trắng (300 gram), gừng tươi (nửa củ), muối trắng, vừng rang chín.
Các bước làm bánh đúc lá dứa như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bột làm bánh
Xay nhuyễn phần lá dứa với khoảng 400 ml nước lọc sau đó lọc bỏ đi phần bã. Tiếp đến, hoà tan hỗn hợp này với ½ thìa cafe muối + 200 gram đường + 50ml nước cốt dừa cho thật đều.
Sau khi đã hoà dung dịch sau, bạn đổ từ từ hỗn hợp trên vào phần bột gạo + bột năng và quấy sao cho phần bột mịn, sánh và không còn vón cục nữa là được. Hoà bột xong, bạn cũng để bột nghỉ khoảng 30 phút trước khi thực hiện đến các bước tiếp theo.
Bước 2: Làm chín bánh
Cho phần bột đã nghỉ lên bếp lửa và quấy sôi trực tiếp bột cho đến khi bột nổi bóng lên là được. Xong xuôi, bạn cho bột vào hấp chín. Với phần bánh đúc này thì bạn không cần phải hấp từng lớp một mà có thể cho luôn cả phần bột vào hấp một lần là được.
Khi bánh chín, bạn để cho bánh nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh trong khoảng 30 phút để bánh được giòn và dẻo hơn. Trong lúc này, bạn đi chuẩn bị nước đường gừng để rưới lên bánh khi ăn. Khi thưởng thức, bạn cho phần nước cốt dừa còn lại lên trước rồi cho nước đường gừng vào trộn đều sau đó thưởng thức.
Trên đây là hai cách làm bánh đúc đang được rất nhiều các bà nội trợ yêu thích thực hiện. Đây đều là hai công thức rất dễ làm mà không hề tốn thời gian, công sức thực hiện.
Chuyên mục cách làm bánh của kênh cẩm nang phụ nữ, sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn ngon Agiadinh.net chúc các bạn có được những bát bánh đúc thật ngon.