27/05/2018, 17:34

Kỹ thuật ương giống cá chình

Trên thế giới hiện nay, có 4 nước phát triển nghề nuôi cá Chình mạnh nhất là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các nước khác sản lượng nuôi không đáng kể. Ở Việt Nam nghề nuôi cá Chình đang ở bước ...

Trên  thế  giới  hiện  nay,  có  4  nước  phát  triển  nghề  nuôi  cá  Chình   mạnh  nhất  là Nhật  Bản,  Đài   Loan,   Hàn   Quốc,  Trung  Quốc.  Các  nước  khác  sản  lượng  nuôi  không đáng kể.

        Ở  Việt  Nam  nghề  nuôi  cá   Chình  đang  ở  bước  khởi  đầu,  việc  nghiên   cứu  thử  nghiệm đang được các Viện, Trường  thực hiện. Người dân ở các tỉnh chủ yếu nuôi theo hình thức quang canh tận dụng nguồn giống và thức ăn sẵn có tại địa phương để nuôi.

       Một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc phát triển nghề nuôi cá Chình ở nước ta là nguồn giống. Do nguồn giống cá Chình hiện nay, hoàn toàn phụ thuộc vào khai   thác   tự  nhiên.   Hình   thức  khai  thác  giống  của  ngư  dân  ở  nước  ta  mang  tính  thủ  công, lạc hậu và nhiều hình thức mang tính hủy diệt như: Dùng hóa chất, thuốc nổ, xung  điện…nên nguồn lợi giống cá Chình ngày càng giảm sút, chất lượng con giống không đảm bảo.

       Hiện  nay,  kỹ  thuật  ương  giống  cá  Chình  đã  được  các  đơn  vị  nghiên   cứu,  thử  nghiệm  thành  công.   Nhằm  cung  cấp  thông  tin  cho  bà   con về  kỹ  thuật ương  giống  cá Chình Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế giới thiệu đến bà con một số 
kỹ thuật cơ bản như sau:

1.Lựa chọn địa điểm:
1.1 Nguồn cung cấp nước:
Nguồn nước dùng để ương cá Chình giống bao gồm nguồn nước sông, suối, nước ngầm phải đảm bảo chất lượng không bị ô nhiễm hóa chất độc hại hoặc do chất thải của các nhà máy... 
  1.2 Địa điểm: 
- Chọn vị trí cao không bị lũ lụt, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng mặt trời. 
- Nơi có nguồn điện cung cấp ổn định, đường giao thông thuận lợi, an ninh trật tự tốt. 
- Không nên xây dựng ao ở những vùng đất bị nhiễm phèn. Vùng bị ngập úng kéo dài.
  2. Lựa chọn loài nuôi:
Hiện nay, ở nước ta có 2 loài đang được  ương: Cá Chình Bông  (Anguilla marmorata) và cá Chình Nhật Bản (Anguilla japonica).   
ca chinh

Hình 1: Cá chình bông                                                   Hình 2 : Cá chình Nhật


3. Khai thác và chọn giống:
  3.1 Hình thức khai thác giống:
Có ba phương pháp khai thác cá chình hương ngoài tự nhiên là :
- Dùng đèn tập trung cá theo tập tính huớng quang của nó vào ban đêm rồi dùng vợt để vớt. 
- Ðặt lưới đăng cố định ở cửa sông nơi có cá con phân bố để đánh bắt; 
- Dùng 2 thuyền lưới vây để vây cá ở cửa sông ven biển rồi phân loại giữ lại cá chình còn cá khác thì bỏ đi. 
3.2 Vận chuyển cá giống:
Có hai phương pháp vận chuyển cá chình giống :
Vận chuyển bằng khay gỗ.
- Kích thước khay (dài x rộng x cao) = 60 x 40 x 15cm. Ðáy khay ở dưới đục lỗ và lót lưới cho cá khỏi tuột ra ngoài, 5-6 khay chồng lên nhau thành một chồng khay, khay trên cùng đựng nước đá, nước đá chảy ra làm ướt cá ở các khay phía dưới vừa hạ nhiệt độ vừa giữ độ ẩm cho da cá, để cá hô hấp;
- Mật độ vận chuyển, với kích thước khay như trên, nếu cá hương thuộc loại còn màu trắng mỗi khay có thể vận chuyển 1,5 kg cá. Nếu cá đã chuyển sang màu đen, mỗi khay vận chuyển 2 - 4kg cá.
Vận chuyển bằng túi nilông có bơm ôxy Túi 2 lớp có kích thước 33 x 33 x 70cm, sau khi cho nước, cho cá, bơm ôxy đóng
túi lại cho vào thùng giấy kích thước 66 x 33 x 36 cm để vận chuyển. Mỗi thùng hai túi ni lông chứa cá giữa hai túi cá là một túi đựng nước đá để hạ nhiệt cho cá. Với việc đóng gói như trên, thời gian vận chuyển an toàn là 24 giờ.
* Chú ý :
Hình 1. Cá chình bông  Hình 2. Cá chình Nhật + Trước khi vận chuyển 1 ngày không cho cá ăn, cần nhốt cá vào giai, đặt chỗ
nước trong, có dòng chảy để luyện 24-26 giờ cho cá quen môi trường chật hẹp;
+ Phải hạ nhiệt độ cho cá xuống 8-100C, mới cho đóng vào túi, làm cho cá ở trạng thái ngủ, ít hoạt động, nhiệt độ hạ từ từ, không vượt quá 5 - 80C một lần;
  3.3 Chọn giống:
  - Cở giống: 5000-7000con/kg
  - Giống ương phải đồng đều kích cở, bơi lội hoạt bát, bơi ngược dòng nước chảy, cơ thể không bị xây sát, nhiễm bệnh.

ca chinh

Hình 3 : Cá chình giống


4. Chuẩn bị bể ương: 
Trước khi thả cá 15-20 ngày cần chuẩn bị bể ương theo các bước sau:
- Bơm nước sạch vào hệ thống bể ương dùng Chlorin nồng độ 30  -50ppm ngâm trong 5-7 ngày để khử trùng. Sau đó tháo cạn, vệ sinh thật sạch, để bể khô.
- Trước khi thả giống 2-3 ngày cho nước vào. Nguồn nước cấp phải  được lắng lọc cẩn thận,  các yếu tố môi trường phù hợp.  - Mức nước lấy vào bể ương ban đầu cao 30-40cm sau đó tăng dần độ cao mực nước trong bể lên 70-80cm.
5. Khử trùng cá giống trước khi ương:
Dùng 1 trong 3 loại hoá chất để tiêu độc cho cá :
- KMnO4 : 1 - 3 ppm;
- CuSO4 : 0,3 - 0,5ppm;
- Formalin : 1 - 3 ppm.
Hình 3. Cá chình giống Hoặc ngâm cá trong dung dịch nước muối 5 - 7%o, từ 1  - 2 ngày, hoặc 15 - 30%o từ 15 - 30 phút.
6. Thả cá giống:
Cá giống khi vận chuyển đến nơi ương trước lúc thả cần tuân thủ các bước:
- Cần cân bằng nhiệt độ và các yếu tố môi trường trước lúc thả bằng cách ngâm các túi đựng cá từ 30-60 phút sau đó cho nước vào từ từ rồi thả cá ra.
- Các thao tác phải nhẹ, nhanh không làm cá bị xây sat, mất nhớt.
- Sau khi thả cá khoảng 30 phút cần kiểm tra cá và dùng vợt vớt những con cá yếu, bị xây sát ra khơi bể.
7. Mật độ thả: 1500 -2500 con/m3( 0,3 - 0,5kg cá/m3 )
8. Chăm sóc và quản lý bể ương:
8.1. Cho cá ăn:
- Sau khi thả giống 1-2 ngày bắt đầu cho cá ăn, thức ăn được để trong sàn cho ăn môi bể nên có từ 1-2 sàn ăn riêng biệt. 
Trong tuần đầu thức ăn bao gồm: Trùng chỉ, trứng cá tươi. Lương thức ăn 15-30% trong lượng thân, thời gian cho ăn sáng 6-7 giờ, chiều 16-17 giờ, tối 22-23 giờ. Tuần thứ hai: Cho ăn trùn chỉ có bổ sung thêm thức ăn công nghiệp hoặc chế
biến.                                                                                                                                
- Cách chế biết thức ăn cho cá: ca chinhTrùn chỉ xay nhuyễn cho vào thau sau đó cho thức ăn tổng hợp vào và cho nước sạch vào từ từ trộn đều, khi thấy thức ăn đã có  độ kết dính kiểm tra không dính tay là được. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các chất như dầu gan cá, dầu thực vật (3-5%), Vitamin (0,5-1%) để tăng hàm lượng Protein trong thức ăn và tăng sức đề kháng cho cá.
- Trước khi cho ăn nên tắt hết thống nước, sục khí nhằm tránh thức ăn bị trôi. Tùy theo lượng cá, tình trạng sức khỏe và các yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt đồ để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Sau khi cho cá ăn xong phải vệ sinh sàn ăn sạch sẽ, mở hệ thống nước và sục khí.

Hình 4 : Bể ương cá chình giống

Bảng : Định lượng thức ăn và thời gian ăn cho cá

Cở cá ( Gram)

Tỷ lệ ăn ( % Trọng lượng thân )

Thời gian cho ăn
<1 15-30 6h - 7h 16h - 17h 22h - 23h
1-5 8-12
5-10 6-8
10-20 4-6
>20 3-4

                             

8.2. Quản lí chất lượng nước: 
- Hàng ngày, phải kiểm tra các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, độ trong… để có sự điều chỉnh kịp thời.
- Hàng ngày sau khi cho cá ăn phải   thay nước kết hợp xi phong nhằm loại bỏ lượng thức ăn dư thừa và chất thải của cá..
Ngoài ra, phải thường xuyên kiểm tra thiết bị điện và máy sục khí. Đảm bảo cung cấp thường xuyên, đầy đủ trong suốt quá trình ương.
8.3. Phòng trị bệnh cho cá:
Phòng bệnh cho cá.
- Quản lí tốt chất lượng nước trong quá trình nuôi.
-  Thường xuyên vệ sinh bể ương đúng qui trình kỷ thuật.
-  Thức ăn cung cấp phải đảm bảo chất lượng và số lượng.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số bệnh thường gặp

STT Loại bệnh Triệu chứng Cách điều trị
1 Bệnh trắng da Cá thường nổi trên mặt nước, bơi lờ đờ, chậm chạp. Trên thân có
những vệt trắng, da bị loét. Khi cá chết thân cứng, thẳng.
Dùng kháng sinh như: Ampicilin, Tetracilin để tắm cho cá liều lượng 250mg/10lít
nước trong 20-30 phút. Trộn thuốc oxytetracylin hoặc chloroxit liều lượng 3-5 g/kg thức ăn.
2 Bệnh trùng quả dưa Trên thân cá có đốm trắng to nhỏ như đầu gim. Những chấm này khi vỡ tung ra các ấu trùng vào trong nước. Những chỗ vỡ tạo thành các
vết loét trên thân cá tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Tắm cho cá bằng xanhmethylen
liều lượng 1ppm liên tục trong 3-4 ngày, formalin 25-30 ppm
trong 7-8 ngày, tắm nước muối
cho cá nồng độ 5 - 70/00

3

Bệnh do nắm thủy mi

Nấm thủy mi kí sinh đơn bào  ở điều kiện nhiệt độ nước từ 18  – 250
C gây nên, khi cá bi bệnh trên thân có những búi trắng đó là những sợi nấm bám vào cá phát triển nên, khi cá bị viêm loét thì nấm sẽ phát triển nhanh, cá hay bơi cọ sát vào thành bể.
Phòng trị: Ngâm trong nước muối có nồng độ 5% trong 10
phút, sau đó thả cá vào bể nước
sạch. Nên dùng Bioxid For Fish
sát trùng bể mỗi ngày.


 

0