02/07/2018, 20:22

Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò đực giống

Nuôi dưỡng bò đực giống Tiêu chuẩn ăn Thức ăn không đầy đủ hoặc không cân bằng cũng như quá thừa sẽ làm giảm hoạt tính sinh dục, chất lượng tinh dịch và rút ngắn thời gian sử dụng bò đực. Trao đổi cơ bản của bò đực giống cao hơn bò đực thiến 15 – 20%. Do đó khi nuôi dưỡng bò đực giống phải căn ...

Nuôi dưỡng bò đực giống

Tiêu chuẩn ăn

Thức ăn không đầy đủ hoặc không cân bằng cũng như quá thừa sẽ làm giảm hoạt tính sinh dục, chất lượng tinh dịch và rút ngắn thời gian sử dụng bò đực. Trao đổi cơ bản của bò đực giống cao hơn bò đực thiến 15 – 20%. Do đó khi nuôi dưỡng bò đực giống phải căn cứ vào cường độ sử dụng, mức nuôi dưỡng phải đảm bảo cho bò đực khoẻ mạnh, nhưng không được tích mỡ nhiều, phải có tính hăng cao và chất lượng tinh dịch tốt. Nếu chất lượng tinh dịch giảm sút cần kiểm tra lại chế độ nuôi dưỡng.

– Nhu cầu năng lương và protein:

Theo phương pháp tính hiện hành ở nước ta, nhu cầu năng lượng cho bò đực giống có thể tính theo bảng dưới. Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0, 5- 1 ĐVTA. Nếu mỗi ngày bò đực lao tác 2 – 3 giờ thì phải cho ăn thêm 0,5 – 1 ĐVTA nữa.

– Nhu cầu khoáng:

Ca: 7 – 8g/ĐVTA

P: 6 – 7g/ĐVTA

NaCl: 7 – 8g/100kg P

Các khoáng vi lượng có vai trò lớn đối với bò đực giống gồm: Co, Cu, Zn, I, Mn. Hàm lượng các loại khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, đất, phân bón. Nhu cầu năng lượng và protein của bò đực giốngNhu cầu năng lượng và protein của bò đực giống

– Nhu cầu vitamin:

Cần chú ý đảm bảo nhu cầu của đực giống về vitamin A và D: 100mg caroten/100kg P. Khi khẩu phần thiếu caroten thì bổ sung chế phẩm vitamin A (1 mg caroten = 500 – 533 UI vitamin A). Chú ý cung cấp vitamin D trong mùa đông. Có thể bổ sung men chiếu xạ cũng như các chế phẩm vitamin D2 hoặc D3.

Khẩu phần

Khẩu phần phải đảm bảo tiêu chuẩn ăn, bao gồm nhiều loại thức ăn chất lượng cao, có hệ số choán thấp và dễ tiêu hoá. Thức ăn đạm phải có 50% có nguồn gốc động vật.

Cấu trúc khẩu phần có thể như sau:

– Mùa đông: thô 25 – 40%, nhiều nước 20 – 30%, tinh 40 – 45%.

– Mùa hè: thô 15 – 20%, cỏ xanh 35 – 45%, tinh 35 – 45%.

Chế độ ăn

Mỗi ngày cho ăn 2 lần thức ăn tinh và thức ăn bổ sung. Cho ăn tinh trước thô sau. Khi chuyển loại thức ăn phải có chế độ chuyển tiếp trong 7 – 8 ngày để cho khu hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi dần với thức ãn mới.

Chăm sóc bò đực giống

Các điều kiện chăm sóc bò đực giống phải tạo điều kiện giữ được sức khoẻ chắc chắn, tính hăng cao, linh hoạt, các chức năng của bộ máy sinh dục và bốn chân được bình thường.

Chăn thả

Thời kỳ chăn thả trong năm phụ thuộc vào khí hậu và đồng cỏ. Trong mùa hè phương pháp tốt nhất đảm bảo sự phát triển bình thường các chức năng sinh sản của đực giống là chăn thả tự do, không cột buộc, chăn thả theo nhóm suốt ngày trên đổng cỏ phân lô luân phiên. Trên đồng cỏ phải có hệ thống cung cấp nước uống, cây hay lán che mát, đá liếm.

Về mùa đông do lạnh và thiếu cỏ nên nuôi theo nhóm tự do trong sân đặc biệt với diện tích 100 – 120 m2/con. Thả bò trên các sân đó vào ban ngày và cho ăn trong máng ăn theo nhóm.

Để chuyển vào nuôi nhốt tự do trong sân, bước đầu cần lập nhóm trong 12 – 20 ngày. Trong thời gian này treo vào mũi mỗi con một đoạn xích (dài 30 – 40cm phụ thuộc khối lượng bò) nặng 3 – 6kg để ngãn ngừa chúng húc và đánh nhau gây chấn thương.

Vận động

Vận động có những tác dụng sau:

– Làm cho kết cấu hệ xương vững chắc,

– Tăng tính hăng,

– Tăng cường trao đổi chất, giảm tích luỹ mỡ.

Yêu cầu mỗi ngày ít nhất bò được vận động cưỡng bức 30 phút đến 1 giờ trên đường dài khoảng 2km.

Có nhiều hình thức vận động cưỡng bức:

– Vận động kết hợp chăn thả: hàng ngày dồn bò đực giống ra bãi chăn trên đường dài khoảng 2 km.

– Thông qua lao tác nhẹ: cày kéo 2 – 3 giờ/ngày.

– Vận động trên đường riêng hay xung quanh cột quay hàng ngày vào lúc 7 – 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều.

Đọc thêm  Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái tơ

Tắm chải

Tắm chải đảm bảo cho da được sạch sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, trao đổi nhiệt, tránh bệnh tật.

Mùa hè nên tắm cho bò đực mỗi ngày 1 – 2 lần. Có thể tắm cho bò đực trên hồ, sông suối tự nhiên có nước sạch. Tốt nhất là cho tắm bằng vòi nước máy hay tắm dưới vòi hoa sen. Thời gian tắm không nên vượt quá 30 phút/lần. Tắm thường kết hợp với kỳ cọ, tẩy rửa những nhiễm bẩn trên da. Cần dùng vải xô rửa mặt, mũi, mồm và cơ quan sinh dục cho bò.

Mùa đông nếu không tắm được thì nên chải mỗi ngày một lần. Chải từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, trước ra sau theo chiều lông. Đầu tiên dùng bàn chải cứng quét sạch những chỗ đất, phân bám ở mình. Sau đó dùng bàn chải lông chải lại.

Kiểm tra sức khoẻ

Việc kiểm tra cần chi tiết để đảm bảo rằng bò đực có sức khoẻ và thể trạng tốt. Nói chung việc này được tiến hành bằng quan sát. Bò đực không được quá gầy hoặc quá béo. Bò đực nên được kiểm tra một cách có hệ thống, cả quan sát lẫn sờ khám, từ mõm đến hàm và mắt, chi trước, ngực và bụng, vùng lưng, mông và chân sau.

– Mắt

Với bò đực cần kiểm tra những vấn đề về mắt hiện có cũng như những vấn đề có thể phát triển trong thời gian tới. Cần kiểm tra những tổn thương gây nên suy giảm thị lực như loét giác mạc nặng và sẹo kết hợp với “mắt đỏ” (viêm tiếp hợp sừng nhiễm trùng).

Cần kiểm tra cả 2 mí mắt và sắc tố. Quan sát thực tế cho thấy mắt có gờ cao che chẳng những bảo vệ tốt cho mắt mà còn làm giảm bớt ánh sáng chói, chắn bớt ánh sáng tia cực tím và hạn chế ruồi bâu. Mắt lồi có thể dễ bị ung thư hoặc tổn thương.

– Răng và hàm

Răng phải cắm sát vào lợi. Nếu không biết tuổi bò đực, có thể đoán tuổi qua kiểm tra răng cửa. Không nên sử dụng những bò đực có xương hàm nhô rà hoặc thụt vào quá mức. Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn đề về đường hô hấp.

– Hệ thống cơ – xương

Sưng khớp có thể gây nên những khó khăn cho vận động và phản xạ nhảy, nhất là trong mùa phối giống. Nếu các khớp đầy dịch, nhất là khớp khoeo, nhưng không đi khập khiễng hoặc đau thì bò có thể chịu đựng được.

Hình dáng của chân và bàn chân

Hai chân sau vững chắc là lý tưởng đối với khả năng phối giống của bò đực vì trong khi giao phối, phần lớn sức nặng của bò đực được 2 chân sau chống đỡ. Một con bò đực có khiếm khuyết chân sau cũng có thể bị đau lúc di chuyển hoặc khi giao phối và như vậy có thể hạn chế sự ham muốn giao phối của nó. Những con bò đực có sai sót về hình dáng, khi lớn tuổi, các khuyết tật lộ rõ hơn và có xu hướng cản trở nhiều hơn đối với năng lực giao phối.

Bò đực non thường có những khuyết tật về chân như sau:

Khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm và chân sau thẳng đứng cột nhà

Chân vòng kiềng

Khoeo chân sau gần chạm nhau

Các chân sau thẳng đứng như cột nhà là do sưng khớp khoeo, viêm khớp háng. Những bò đực có khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm sẽ vụng về, nhất là khi giao phối và lúc tụt xuống sau khi nhảy xong. Mỗi trường hợp có thể tác động xấu đến năng lực giao phối của bò đực về lâu dài. Mặt khác, bò đực sẽ suy nhược sớm hơn nếu có các chân sau thẳng đứng như cột nhà hoặc khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm như đã nêu trên.

Trong nhiều trường hợp, những khuyết tật này có thể di truyền và gây nên những stress nặng nề lên các chi sau trong lúc giao phối. Những bò đực với những khuyết tật như vậy thường đau đớn trong các khớp, dẫn đến viêm khóp, nhất là ở những bò đực già.

Đọc thêm  Sự động dục ở bò và kỹ thuật phát hiện động dục

Những vấn đề phổ biến về móng gồm:

Cả 2 móng không đối xứng về kích cỡ và hình dáng.

Móng ngắn, mòn ở đầu móng, thường kết hợp với cẳng chân sau thẳng đứng cột nhà.

Các móng dài, hẹp vói gót chân nông, thường kết hợp vói khoeo và cườm chân yếu nên đôi khi tạo ra móng hình kéo.

Tránh những con có móng phát triển quá mức thành hình kéo hoặc móng nhọn cong. Móng nhọn cong có thể là do đất mềm hoặc ăn quá mức. Móng nhọn phát triển quá mức thường chứng tỏ cấu trúc của chi yếu hoặc những dấu hiệu đầu tiên của viêm khớp háng.

Khi chăm sóc bò đực giống cần chú ý móng của chúng và cắt bớt khi quá dài vì nếu để móng trồi ra sẽ làm mất tư thế bình thường của chân và hay dẫn đến bị bệnh.

Kiểm tra dương vật và bao qui đầu

Cần kiểm tra túi bọc dương vật và bao qui đầu đối với bò đực thúc xuất tinh khó khăn. Có thể sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui đầu. Chú ý những bất bình thường về độ sâu túi bọc dương vật, độ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui đầu. Những hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò đực có thể bị thương.

Nếu bao qui đầu bị lộn bít tất và lủng lẳng là những điều kiện làm cho bò đực dễ bị tổn thương. Hình dáng và giải phẫu học của bao qui đầu có thể di truyền, việc chọn giống để loại trừ cấu trúc kém của bao qui đầu là có lợi (trước mắt và lâu dài) vì làm giảm nguy cơ gây thương tổn cho bao qui đầu.

Có thể sờ khám dương vật qua lớp da bao quy đầu. Phần lớn bò đực thò dương vật ra nếu người phụ việc cho một tay có đeo găng vào trực tràng. Nói chung cơ co dương vật dãn ra và như vậy cho phép người thao tác nắm nhẹ nhàng đương vật từ phía sau các tuyến dương vật qua lớp vải gạc để đề phòng nắm trượt. Do đó có thể dùng dụng cụ kích thích xuất tinh bằng điện và dương vật thò ra (nhưng không nên thường xuyên).

Có thể phát hiện phần lớn những thương tổn của dương vật và bao qui đầu bằng cách này, trừ trường hợp như lệch xoắn chưa thành thục của dương vật. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện trong khi kiểm tra giao phối trực tiếp.

Kiểm tra bìu dái

Sờ khám cẩn thận bìu dái bằng cách đứng sau bò đực đã được cố định cẩn thận. Cách sờ khám bìu dái như sau:

Sờ khám cổ bìu dái. Cổ bìu đái phải hẹp hơn các dịch hoàn. Nếu có mỡ đọng trong cổ bìu dái chứng tỏ bò đực quá béo. Tìm xem liệu trong cổ bìu dái có hiện tượng sa ruột hay không.

Các dịch hoàn phải chuyển động tự do bên trong bìu dái. Dùng ngón cái và ngón trỏ của cả 2 bàn tay để sờ khám từng dịch hoàn về trương lực và độ đồng đều. Trương lực dịch hoàn thể hiện mức độ dày đặc của các ống sinh tinh. Trương lực tốt là khi ấn vào một vị trí nào đó, cảm nhận tại đó có một phản lực và mỗi dịch hoàn đều khôi phục lại hình dạng ban đầu ngay sau khi bỏ ngón tay ra. Trương lực kém khi các dịch hoàn nhão hoặc cứng như đá. Những bò đực có trương lực dịch hoàn nhão hoặc rắn một cách không bình thường cần được kiểm tra tiếp về chất lượng tinh dịch.

Sờ khám đầu, thân và đuôi dịch hoàn phụ.

Những tổn thương ở da chứng tỏ có chấn thương hoặc bị viêm.

Sốt hoặc ngộ độc có thể tạm thời làm cho trương lực dịch hoàn bất thường. Không nên loại thải những con bò đực có giá trị di truyền cao nếu trường hợp này xảy ra. Những bò đực khoẻ mạnh có trương lực dịch hoàn tốt nói chung có tinh dịch chất lượng tốt, nhưng thường là hiếm.

0