Kỹ thuật laze làm liền vết thương mới
Khi nói đến vấn đề khâu các vết cắt và vết thương, không có nhiều thay đổi trong 2000 năm trở lại đây. Kể cả với kỹ thuật vi phẫu ngày nay, nhiễm trùng và sẹo vẫn là những mối lo ngại chính. Để giảm thiểu những nguy cơ này, các bác sĩ sử dụng laze cácbon điôxit để làm liền vết thương, nhưng ...
Khi nói đến vấn đề khâu các vết cắt và vết thương, không có nhiều thay đổi trong 2000 năm trở lại đây. Kể cả với kỹ thuật vi phẫu ngày nay, nhiễm trùng và sẹo vẫn là những mối lo ngại chính.
Để giảm thiểu những nguy cơ này, các bác sĩ sử dụng laze cácbon điôxit để làm liền vết thương, nhưng nếu không thể điều chỉnh được sức nóng của laze, kỹ thuật này còn tạo ra những nguy cơ lớn hơn.
Sử dụng laze cácbon điôxit để làm liền vết thương bên trong hoặc bên ngoài cơ thể với một kỹ thuật gọi là “hàn laze”, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tel Aviv đã hoàn thiện một thiết bị mới làm nóng mô cơ thể với chừng mức được kiểm soát một cách hết sức chính xác. Thành tựu của nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Abraham Katzirthuộc Nhóm vật lý ứng dụng TAU chỉ đạo, có thể thay đổi cách bác sĩ phẫu thuật làm liền vết cắt trên bề mặt da hoặc bên trong cơ thể.
Với thiết bị mới này, nếu laze bắt đầu trở nên quá nóng và có nguy cơ đốt cháy các mô, năng lượng laze sẽ được giảm đi, và nếu nhiệt độ quá thấp thì năng lượng laze sẽ được tăng lên.
Đạt nhiệt độ chuẩn
Những cố gắng trước đây sử dụng laze cácbon điôxit để làm liền vết thương trong phẫu thuật hoặc điều trị đạt được rất ít thành công. Laze thường “nấu chưa chin” hoặc “nấu quá chin” những mô mỏng manh của bệnh nhân, gây ra thương tổn nhiệt.
Giáo sư Katzir luôn cố gắng tìm kiếm nhiệt độ chuẩn cho việc làm liền vết thương, và hoàn thiện một thiết bị có thể duy trì nhiệt độ này. Ông là người đầu tiên áp dụng laze cácbon điôxit, cùng với sợi quang học, để làm liền vết thương dưới quy trình kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ. Bước đột phá là ở việc sử dụng sợi quang học chế tạo từ bạc halogen được phát triển tại Đại học Tel Aviv. Những sợi quang học truyền năng lượng laze làm nóng những vết thương đã được nối liền, đồng thời được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ. Điều này cho phép làm liền các mô trong cơ thể.
Ông cho biết: “Máu và nước tiểu có thể thấm qua những vết thương và gây nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ phẫu thuật cần có những kỹ năng phức tạp để thực hiện việc khâu vết thương bên trong cơ thể, nối mạch máu cực nhỏ hoặc làm liền những vết cắt trên da mà không để lại bất cứ dấu vết gì”.
(Ảnh : tuanvietnam.net)
Bên trong và bên ngoài
Giáo sư Katzir và các đồng nghiệp đã thử nghiệm thành công nhưng ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Trong những cuộc phẫu thuật này, 4 vết cắt nằm lại trên vùng da bụng, 2 trong số đó được khâu lại bằng phương pháp thông thường, 2 vết còn lại sử dụng phương pháp laze. Kết quả của những ca phẫu thuật thử nghiệm này cho thấy những mô sử dụng phương pháp laze hồi phục nhanh hơn, để lại ít sẹo hơn.
Thử nghiệm thành công là minh chứng rằng kỹ thuật mới này có thể được sử dụng cho việc làm liền những vết cắt trên giác mạc, bàng quang, ruột, mạch máu hoặc khí quản. Kỹ thuật này cũng có thể sử dụng trên các mô trong cơ quan nội tạng như cật, và thậm chí phẫu thuật não. Laze là phương pháp tối ưu cho việc phục hồi các mô mềm, giảm thiểu chấn thương khi sử dụng cho những vết thương kín bên trong.
Tiến tới FDA
Hiện làm việc dưới giấy phép của Bộ Y tế Israel, nhóm nghiên cứu sẽ sớm áp dụng phương pháp này đối với những vết cắt dài hơn, ví dụ như trong trường hợp phẫu thuật thoát vị. Nhóm nghiên cứu cũng mong đợi sẽ tiếp xúc với FDA tại Hoa Kỳ để thực hiện những thử nghiệm trên quy mô lớn hơn. Nếu thành công với những thí nghiệm lớn này, nghiên cứu cơ bản có thể được phát triển thành sản phẩm thương mại trong vòng vài năm.
Giáo sư Katzir: “Chúng tôi cho rằng những nhà phẫu thuật tạo hình sẽ đặc biệt quan tâm đến sáng chế này. Làm liền những mô mà không để lại sẹo là cả một nghệ thuật mà ít người có được. Phương pháp này đơn giản hơn nhiều so với phương pháp khâu thông thường và ngăn chặn nhiễm trùng đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục”.
Giáo sư Katziz, hiện đang nắm giữ cương vị chủ tịch Carol and Mel Taub Vật lý y học ứng dụng tại Trường Vật lý và thiên văn thuộc Đại học Tel Aviv, kết luận: “Nó cũng có thể trở thành thiết bị trong chiến đấu, cho phép binh sĩ làm liền vết thương cho nhau với một đũa laze”.