Kính thiên văn không gian James Webb
Hình vẽ tưởng tượng về kính James Webb trong không gian Đây là kính thiên văn làm việc với dải hồng ngoại, với mục tiêu chính là săn tìm những thiên thể tối, nhỏ và mờ nhạt vốn rất khó tìm thấy với ...
Đây là kính thiên văn làm việc với dải hồng ngoại, với mục tiêu chính là săn tìm những thiên thể tối, nhỏ và mờ nhạt vốn rất khó tìm thấy với điều kiện thông thường. Ngoài ra, nó cũng quan sát những vật thể phát ra bước sóng lệch về phía hồng ngoại, hoặc các vật thể bị che khuất bởi các vụ nổ trong vũ trụ.
Bộ chống nhiễu của nó bao gồm 5 tấm phim lọc, làm từ hợp chất giữa nhôm và polymer, dùng để chống lại ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.
So sánh kích thước với kính HubbleGương hội tụ của James Webb có 18 tấm gương lục giác làm từ beri. Đường kính mỗi tấm là 1,3m. Mặt sau được làm mòn bằng axit để loại trừ các kim loại lạ có thể bám vào. Các tấm gương này sẽ hội tụ ánh sáng mạnh hơn kính thiên văn Hubble đến 7-8 lần.
Dự tính nó sẽ được đưa lên quỹ đạo cách trái đất 1,5 triệu Km, ở đó lực hấp dẫn tác động lên nó sẽ cân bằng. Tuy nhiên, việc sửa chữa sẽ gặp khó khăn vì quá xa, chi phí để thay pin, sửa chữa hay nâng cấp một bộ phận nào đó sẽ rất tốn kém.
Lâu nay, quá trình tiến hóa của vũ trụ (theo thuyết Vụ Nổ Lớn) từ khi xuất hiện vũ trụ đến khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện vẫn còn một khoảng trống (gọi là Dark Age). Và các nhà khoa học kỳ vọng kính thiên văn James Webb có thể giúp họ gỡ bỏ vấn đề này một cách rõ ràng hơn.