Kinh tế tập thể là gì ?
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành ...
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế; không giới hạn quy mô và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
“Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và quản lý, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể“.
Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.
Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tế, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất.
ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, phát triển kinh tế tập thể phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển gắn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện nước ta rất cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi vậy, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả. Thực hiện tốt Luật Hợp tác xã.