25/05/2018, 14:31

Kim Chính Nhật

김정일 Thứ tự Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng; Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên; Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên Nhiệm kỳ 9 tháng 4 năm 1993 – Tiền nhiệm Kim Nhật Thành ...

김정일

Thứ tự Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng; Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên; Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên

Nhiệm kỳ 9 tháng 4 năm 1993 –

Tiền nhiệm Kim Nhật Thành (김일성)

Ngày sinh: 16 tháng 2, 1941 (69 tuổi)

Nơi sinh Vyatskoye, Liên bang Xô viết

(Theo các tư liệu Xô viết) hay

16 tháng 2 năm 1942,

Núi Baekdu, Triều Tiên thuộc Nhật

(Theo các tư liệu bắc Triều Tiên)

hay Kim Châng In (chữ Hán: 金正日; tiếng Triều Tiên: 김정일; âm Hán Việt: ; tiếng Anh viết Kim Jong Il hay Kim Jong-il; sinh ngày 16 tháng 2 năm 1941) là Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (thành lập năm 1948). Về mặt nhà nước, chức danh chính thức của ông là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên), Tư lệnh Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ông đã kế vị cha mình là Kim Nhật Thành – người sáng lập Đảng Lao động Triều Tiên và đã mất năm 1994. Ông chỉ huy đội quân thường trực có số lượng đứng thứ tư trên thế giới. Tại Bắc Triều Tiên ông chính thức được gọi là "Lãnh tụ Kính yêu".

Ra đời

Tiểu sử chính thức của nói rằng ông sinh tại một trại quân sự bí mật ở Núi Baekdu (백두산) phía bắc Triều Tiên ngày 16 tháng 2 năm 1942 . Các nhà viết tiểu sử nhà nước tuyên bố rằng sự ra đời của tại Núi Baekdu đã được báo trước bởi một con chim nhạn, và một điềm triệu là sự xuất hiện của một cầu vồng đôi bắc qua núi cùng một ngôi sao mới trên bầu trời. Tuy nhiên, các tài liệu của Liên bang Xô viết lại cho thấy sinh tại Vyatskoye, gần Khabarovsk, năm 1941 nơi cha ông, Kim Nhật Thành, đang chỉ huy Tiểu đoàn số 1 thuộc Lữ đoàn 88 Xô viết gồm những người Trung Quốc và Triều Tiên lưu vong.

Mẹ của , Kim Jong-suk, là người vợ đầu của Kim Nhật Thành. Thời tuổi trẻ ở Liên Xô, được gọi là Yuri Irsenovich Kim (tiếng Nga: Юрий Ирсенович Ким), lấy theo tên đã được Nga hoá của cha ông, Ir-sen.

Năm 1945, mới chỉ là đứa trẻ lên ba khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt và Triều Tiên giành lại được độc lập từ Nhật Bản. Cha ông quay trở về Bình Nhưỡng tháng 9 năm đó, và vào cuối tháng 10 Kim trở về Triều Tiên trên một con tàu Liên bang Xô viết, cập cảng Sonbong (선봉군, cũng gọi là Unggi). Gia đình tới ở tại một biệt thự của một sĩ quan Nhật trước kia tại Bình Nhưỡng với khu vườn và bể bơi. Anh/em , "Shura" Kim (Kim Jong-il thứ nhất, nhưng được gọi theo tên hiệu Nga), chết đuối ở đó năm 1948. Năm 1949 mẹ ông cũng chết khi sinh.

Giáo dục

Theo tiểu sử chính thức, Kim đã hoàn thành khoá học cơ bản trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1950 tới tháng 8 năm 1960. Ông theo học Trường tiểu học số 4 và Trường trung học số 1 tại Bình Nhưỡng. Điều này được các học giả nước ngoài công nhận, họ tin rằng dường như ban đầu được cho đi học ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa để đảm bảo an toàn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Suốt thời gian học tập, Kim đã tham gia vào các hoạt động chính trị. Ông là một thành viên tích cực trong Liên minh Tuổi trẻ và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (DYL), tham dự vào các nhóm nghiên cứu học thuyết chính trị Marxist và văn học khác. Tháng 9 năm 1957 ông trở thành phó chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Dân chủ tại trường trung học của mình. Ông đã theo một chương trình chống bè phái và tìm cách thúc đẩy giáo dục ý thức hệ mạnh hơn trong bạn bè cùng lớp. Ông đã tổ chức các cuộc thi trình độ và hội thảo, cũng như giúp đỡ tổ chức các cuộc điền dã.

Thời tuổi trẻ, Kim say mê âm nhạc, nông nghiệp và sửa chữa ô tô. Tại trường ông sửa chữa các xe tải và động cơ điện trong một phân xưởng thực tập, và thường tới thăm các nhà máy cũng như nông trại cùng các bạn trong lớp.

bắt đầu học tập tại Đại học Kim Nhật Thành tháng 9 năm 1960, chuyên về kinh tế chính trị Mác xít. Các môn học phụ của ông gồm triết học và khoa học quân sự. Trong khi theo học tại trường, ông cũng trải qua các cuộc đào tạo sản xuất tại Nhà máy Cơ khí Dệt Bình Nhưỡng, một công nhân học việc sửa đường, và một công nhân chế tạo thiết bị phát sóng TV.

Kim gia nhập Đảng Lao động Triều Tiên tháng 7 năm 1961. Ông bắt đầu theo cha trong các 'chuyến đi chỉ đạo tại chỗ', với các cuộc viếng thăm các nhà máy, nông trang và các địa điểm xây dựng trên khắp đất nước.

tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành tháng 4 năm 1964.

Kim cũng được cho rằng đã theo học các khoá tiếng Anh tại Đại học Malta hồi đầu thập niên 1970, trong những chuyến viếng thăm không thường xuyên tới Malta với tư cách khách mời của Thủ tướng Dom Mintoff.

Trong lúc ấy Kim Nhật Thành đã tái hôn và có thêm một người con trai nữa, Kim Pyong-il (được đặt theo tên người anh/em đã mất của ). Từ năm 1988, Kim Pyong-il đã làm việc tại nhiều đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Châu Âu và hiện là Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Ba Lan. Các nhà bình luận nước ngoài nghi ngờ rằng Kim Nhật Thành đã giao cho Kim Pyong-il những chức vụ ở xa xôi như vậy để tránh một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai người con trai.

CHDCND Triều Tiên
Chính trị và chính phủ

Sau khi tốt nghiệp năm 1964, bắt đầu thăng tiến qua các chức vụ trong Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) cầm quyền. Khi ông bắt đầu tham gia chính trị cũng là lúc những căng thẳng bên trong phòng trào cộng sản thế giới diễn ra do sự chia rẽ Xô-Trung. Vẫn coi Chủ nghĩa Mác-Lênin là ý thức hệ nòng cốt, Đảng Lao động Triều Tiên đã đưa ra một cuộc tấn công vào các yếu tố trong đảng bị coi là xét lại. Bị coi là 'những phần tử xét lại chống đảng,' lãnh đạo cao cấp đã đưa ra các tư tưởng Khổng giáo phong kiến, tìm cách rời bỏ đường lối cách mạng của đảng và bất tuân các mệnh lệnh từ Tổng Bí thư Kim Nhật Thành.

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, Kim được chỉ định làm người chỉ huy và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Đảng. Các hành động đầu tiên của ông là tiến hành một số công việc trong cuộc tấn công. Ông gây kích động trong các quan chức cao cấp nhằm đảm bảo các hoạt động cảu đảng không lệch hướng khỏi đường lối ý thức hệ do Kim Nhật Thành đặt ra, và tìm cách lật tẩy những thành phần xét lại trong đảng. Ông cũng đặt ra các biện pháp nhằm đảm bảo 'Hệ thống ý thức hệ của đảng' được thấm nhuần trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà văn và nghệ sĩ.

Cuối thập niên 1960, Kim viết một số bài luận về kinh tế. Ông hô hào chống lại các ý kiến cho rằng vật chất là động lực chính của sự phát triển kinh tế, và đi khắp đất nước để đưa ra các huấn thị về tái cơ cấu kỹ thuật đang diễn ra trong ngành công nghiệp ở thời điểm đó.

Trong khoảng 1967-1969, Kim chuyển sự chú ý sang quân đội. Ông tin rằng các quan chức bên trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đang gây cản trở tới các tổ chức chính trị của quân đội và bóp méo các mệnh lệnh nhà nước. Kim coi những yếu tố đó đặt ra một mối đe dọa với sự kiểm soát quân đội của Đảng Lao động Triều tiên. Tại cuộc họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, ông đã chỉ ra một số quan chức bị cho là phải chịu trách nhiệm, những người này sau đó đã bị trục xuất.

Trong những năm đầu tiên trong Ủy ban Trung ương Đảng, Kim cũng giám sát các hành động của Ủy ban Tuyên truyền và cổ động, ông đã làm việc để cách mạng hóa nghệ thuật Triều Tiên. Các nghệ sĩ được khuyến khích sáng tạo các tác phẩm với nội dung và hình thức mới, bằng các hệ thống và phương pháp mới, và từ bỏ các truyền thống cũ của nghệ thuật Triều Tiên.

Học thuyết của Kim cho rằng phim đã bao hàm một số hình thức nghệ thuật, vì thế sự phát triển của điện ảnh Triều Tiên tự nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực nghệ thuật khác. Quá trình này được bắt đầu với việc chuyển thể thành phim các tác phẩm của Kim Nhật Thành hồi Chiến tranh thế giới thứ hai, khởi đầu là bộ phim Năm anh em du kích năm 1967. Đầu thập niên 1970, việc chuyển thể sang opera các tác phẩm của Kim Nhật Thành bắt đầu diễn ra.

Kim được chỉ định làm phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng vào tháng 9 năm 1970 và trở thành một thành viên được bầu của Ủy ban Trung ương Đảng vào tháng 10 năm 1972. Tới năm 1973 ông trở thành thư ký.

Đầu thập niên 1970, Kim tìm cách hạn chế sự quan liêu và khuyến khích các hoạt động trình trị trong nhân dân bởi các quan chức Đảng. Điều này gồm cả việc buộc các quan chức quan liêu tới làm việc cùng công nhân dưới quyền trong 20 ngày mỗi tháng.

Tháng 2 năm 1974, được bầu vào Bộ chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng. Tới thời điểm này ông đã được gọi là "lãnh tụ kính yêu" và "lãnh tụ thông minh", theo tiểu sử chính thức của ông.

Cùng năm ấy, Kim đưa ra Phong trào Đội Ba Cách mạng. Được miêu tả là một 'phương pháp mới hướng dẫn cách mạng', phong trào đưa các đội tới khắp đất nước cung cấp các buổi học chính trị, khoa học và huấn luyện kỹ thuật ngắn hạn. Kinh nghiệm có được này lại được phát triển tiếp qua những cuộc họp mặt đông đảo nhân dân.

Kim cũng lãnh đạo phong trào lao động xung kích của các nhà khoa học và kỹ thuật - một sáng kiến tương tự như nghiên cứu khoa học mới.

Cuối thập niên 1970, Kim tham gia vào lập kế hoạch kinh tế, gồm nhiều chiến dịch nhằm phát triển nhanh chóng một số lĩnh vực kinh tế. Ông đưa ra sáng kiến xây dựng các phong trào chính trị rộng lớn bên trong quân đội, gồm cả Phong trào Cờ đỏ Ba Cách mạng, Phong trào Đội Cờ đỏ và Phong trào đội tiên phong cách mạng.

Ông cũng tham gia tích cực vào các nỗ lực xây dựng một phong trào tái thống nhất Triều Tiên. Phong trào này gồm hỗ trợ việc thành lập một Ủy ban Hòa giải Quốc tế vì một Triều Tiên Hòa bình và Thống nhất năm 1977, tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các đảng chính trị và các nhóm bên trong Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên, và tham gia vào các cuộc đảm phán cấp cao giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Cộng hòa Hàn Quốc.

Tới thời điểm Đại hội lần thứ 6 Đảng Lao động Triều Tiên tháng 10 năm 1980, chiến dịch nắm quyền kiểm soát đảng của đã hoàn thành. Ông đã được trao các chức vụ quan trọng trong Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương và Thư ký đảng. Khi trở thành một thành viên của Quốc hội Tối cao Nhân dân lần thứ 3 tháng 2 năm 1982, các nhà quan sát quốc tế đã coi ông là người thừa kế hiển nhiên của Bắc Triều Tiên.

Khi ấy Kim đã có được danh hiệu "Lãnh tụ Kính yêu" (친애하는 지도자, ch'inaehanŭn chidoja), chính phủ bắt đầu xây dựng một sự sùng bái cá nhân xung quanh ông theo kiểu của cha ông là Kim Nhật Thành, "Lãnh tụ vĩ đại". thường được truyền thông gọi là "lãnh tụ không sợ sệt" và "người kế thừa vĩ đại của chính nghĩa cách mạng". Ông trở thành nhân vật quyền lực nhất sau cha mình ở Bắc Triều Tiên.

Ngày 24 tháng 12 năm 1991, Kim được chỉ định làm tư lệnh các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên. Bởi quân đội là nền tảng thực sự của quyền lực ở Bắc Triều Tiên, đây là một động thái quyết định. Nó cho thấy vị Bộ trưởng quốc phòng kỳ cựu, Oh Jin-wu, một trong những người trung thành nhất của Kim Nhật Thành, đã thay mặt quân đội chấp nhận là vị lãnh đạo tiếp theo của Bắc Triều Tiên, dù ông còn chưa bao giờ phục vụ trong quân đội. Ứng cử viên tiềm năng duy nhất khác cho vị trí quyền lực là Thủ tướng Kim Il (không có quan hệ họ hàng), đã bị loại khỏi chức vụ 1976. Năm 1992, Kim Nhật Thành bắt đầu công khai nói rằng con trai mình chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề đối nội tại Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên.

Năm 1992, các chương trình phát thanh bắt đầu gọi ông là (người) "Cha Kính yêu", chứ không còn là "Lãnh tụ kính yêu" nữa, cho thấy một sự thăng tiến. Ngày sinh lần thứ 50 của ông, ngày 16 tháng 2, là dịp diễn ra rất những buổi lễ lớn với sự tham gia của nhiều người, chỉ thua kém ngày sinh lần thứ 80 của Kim Nhật Thành, ngày 15 tháng 4.

Theo Hwang Jang-yop, một người đào tẩu, các hệ thống bên trong Bắc Triều Tiên đã thậm chí còn trở nên trung ương hóa và độc đoán hơn ở thời so với thời Kim Nhật Thành. Dù Kim Nhật Thành yêu cầu các vị bộ trưởng phải trung thành với mình, nhưng dù sao vị lãnh đạo này vẫn muốn có lời tư vấn của họ trong việc thiết lập chính sách; lại yêu cầu sự tuân thủ tuyệt đối từ phía họ và các quan điểm hay bất kỳ sự thỏa thuận, hay lạc hướng nào khỏi ý tưởng của ông đều bị coi là một dấu hiệu bất tuân. Theo Hwang, thậm chí còn đích thân chỉ đạo các chi tiết nhỏ nhất trong các công việc nhà nước, như kích thước các ngôi nhà cho các thư ký đảng và việc chuyển giao quà tặng tới các cá nhân dưới quyền ông.

Tới thập niên 1980, Bắc Triều Tiên bắt đầu rơi vào tình trạng giảm phát kinh tế mạnh. Chính sách juche (tự chủ) của cô lập mọi hoạt động thương mại với nước ngoài, thậm chí cả với các đối tác truyền thống như Liên bang Xô viết và Trung Quốc.

Hàn Quốc buộc tội Kim đã ra lệnh vụ đánh bom tại Rangoon, Miến Điện (hiện nay là Yangon, Myanmar), làm thiệt mạng 17 quan chức nước này đang viếng thăm ở đó, gồm cả bốn thành viên nội các và một vụ khác năm 1987 giết hại toàn bộ 115 trên khoang chuyến bay Korean Air Flight 858 . Một điệp viên Bắc Triều Tiên, Kim Hyon Hui, đã thú nhận đặt một quả bom trong va li của người phụ tá, nói rằng vụ đó được đích thân ra lệnh

Năm 1992, giọng nói của đã lần đầu tiên và duy nhất được phát đi. Trong một buổi duyệt binh, ông đã xuất hiện trước microphone và nói "Vinh quang thay các chiến sĩ dũng cảm của Quân đội Nhân !"

Chủ tịch Kim Nhật Thành mất ngày 8 tháng 7 năm 1994, ở tuổi 82 sau một cơn đau tim. Ông được phong là "Chủ tịch Vĩnh viễn", và được đưa vào Cung tưởng niệm Kumsusan ở trung tâm Bình Nhưỡng. Chức vụ này từ đó bị bãi bỏ để tỏ lòng tôn kính Kim Nhật Thành. chính thức nắm các chức vụ Tổng thư ký Đảng Lao động Triều Tiên và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng ngày 8 tháng 10 năm 1997. Năm 1998, vị trí của ông trong Hội đồng Quốc phòng được tuyên bố là "vị trí cao nhất của quốc gia", vì thế Kim có thể được coi là nguyên thủ nhà nước Triều Tiên kể từ thời điểm ấy. Bởi Kim không giữ chức chủ tịch, hiến pháp không buộc ông phải trải qua các cuộc bầu cử khẳng định sự hợp hiến và ông cũng chưa từng làm vậy.

Các chính sách kinh tế

Nền kinh tế quản lý nhà nước của Bắc Triều Tiên đã gặp nhiều khó khăn trong suốt thập niên 1990, chủ yếu do sự mất đi các thỏa thuận thương mại chiến lược với Liên Xô và mối quan hệ lạnh nhạt với Trung Quốc sau khi nước này bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc năm 1992. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên cũng đã phải chịu các trận lụt kỷ lục (năm 1995 và 1996) tiếp theo đó là nhiều năm hạn hán nghiêm trọng bắt đầu từ năm 1997. Điều này, cộng với diện tích đất tự nhiên có thể canh tác chỉ chiếm 18% cũng như việc không có khả năng nhập khẩu các hàng hóa cần thiết để duy trì ngành công , đã dẫn tới một nạn đói rộng khắp và khiến Bắc Triều Tiên phải đối mặt với những vấn đề quan trọng. Trước tình hình suy sụp của đất nước, Kim đã thông qua chính sách "Quân đội hàng đầu" (선군정치, Sŏn'gun chŏngch'i) để tăng cường sức mạnh cho quốc gia cũng như cho chế độ. Trên bình diện quốc gia, chính sách này đã mang lại tăng trưởng khả quan cho đất nước từ năm 1996, và việc áp dụng "các thử nghiệm kinh tế thị trường kiểu xã hội chủ nghĩa" năm 2002 giúp Bắc Triều Tiên vẫn tồn tại được dù vẫn tiếp tục sống dựa vào viện trợ và lương thực từ nước ngoài.

Trước nguy cơ suy tàn của thập kỷ 1990, chính phủ đã bắt đầu chính thức thông qua một số hoạt động thương mại ở mức độ nhỏ. Theo Daniel Sneider, phó giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Đại học Stanford, sự chuyển hướng theo chủ nghĩa tư bản này là "khá hạn chế, nhưng — là điều đặc biệt so với quá khứ — hiện đã có một số thị trường đáng lưu ý được tạo dựng theo kiểu hệ thống thị trường tự do." Năm 2002, tuyên bố rằng "tiền có thể đo được mức độ giá trị của mọi hàng ." Những điều này cho thấy một số chuyển hướng nhỏ theo chiều hướng cải cách kinh tế tương tự như những hành động của Đặng Tiều Bình ở Trung Quốc hồi cuối thập niên 1980 đầu thập niên 90. Trong một cuộc thăm viếng hiếm hoi năm 2006, Kim đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc.

Quan hệ nước ngoài

Năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đưa ra "Chính sách Ánh dương" (햇볕 정책, Haetpyŏt chŏngch'aek) để cải thiện quan hệ liên Triều và cho phép các công ty Hàn Quốc bắt đầu các dự án ở miền Bắc. đã thông báo các kế hoạch nhập khẩu và phát triển các công nghệ mới nhằm thúc đẩy nền công nghiệp phần mềm Bắc Triều Tiên. Nhờ chính sách mới này, Khu Công nghiệp Kaesong được xây dựng năm 2003 ngay phía bắc biên giới liên Triều, 250 công ty Hàn Quốc đã có kế hoạch tham gia vào đây, sử dụng tới 100.000 nhân công Bắc Triều Tiên vào năm 2007. Tuy nhiên, tới tháng 3 năm 2007, Khu công nghiệp mới chỉ có sự hiện diện của 21 công ty - sử dụng 12.000 công nhân Bắc Triều Tiên.

Năm 1994, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ đã ký một Thỏa thuận khung nhằm ngừng và cuối cùng bãi bỏ chương trình vũ khí hạt nhân nhằm đổi lấy viện trợ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện. Năm 2002, chính phủ đã thừa nhận đã sản xuất các vũ khí hạt nhân từ sau thỏa thuận năm 1994. Chế độ của Kim cho rằng việc bí mật sản xuất vũ khí hạt nhân là cần thiết cho các mục đích an ninh - đưa ra sự hiện diện của các loại vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc và các cang thẳng mới với Tổng thống George W. Bush. Ngày 9 tháng 10 năm 2006, Cơ quan Thông tin Trung ương Bắc Triều Tiên thông báo họ đã thành công trong việc tiến hành một vụ thử hạt nhân ngầm.

Chính sách đối nội

Bắc Triều Tiên giữ im lặng về vấn đề chỉ định người kế tục. Truyền thông Hàn Quốc cho rằng đang chuẩn bị cho con trai là Kim Jong-chul lên thay; tuy nhiên, Kim Yong Hyun, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Bắc Triều Tiên thuộc Đại học Dongguk ở Seoul, tin rằng bất kỳ người được chỉ định nào cũng sẽ ở bên ngoài gia đình Kim. "Thậm chí bất kỳ tổ chức Bắc Triều Tiên nào cũng sẽ không ủng hộ một sự kế tục gia đình ở thời điểm này." Con trai cả của ông, Kim Jong-nam, trước kia được tin là người sẽ kế vị, nhưng anh ta dường như đã mất vị trí sau khi bị bắt giữ tại Sân bay quốc tế Narita ở Narita, Nhật Bản, gần Tokyo, năm 2001 khi đang du lịch bằng một hộ chiếu giả mạo.

Ngày 5 tháng 1 năm 2009, Thông tấn xã liên hiệp Hàn Quốc báo tin rằng đã ấn định người con út Kim Chŏng'ŭn (hay Kim Jong-un) làm người kế vị. Ngày 8 tháng 3 năm 2009 thì có tin Chŏng'ŭn có tên trong các nhân vật được bầu vào Hội nghị Nhân dân Tối cao nhưng sau đó Jong-un lại không có tên trong danh sách các đại biểu. Đến ngày 27 tháng 4 năm 2009 Kim Chŏng'ŭn được bổ vào Ủy ban Quốc phòng, sửa soạn cho con đường lên nắm quyền. Ngày 28 tháng 9 năm 2010, Kim Chŏng'ŭn được cha mình thăng hàm Đại tướng và chỉ định vào chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, một cơ quan quyền thế trong Đảng Lao động Triều Tiên. Đây được xem là những bước quan trọng để dọn đường cho Kim Chŏng'ŭn lên kế vị cha mình. Trong những động thái mới nhất, Chŏng'ŭn thường được xếp ở vị trí ngay sau cha mình trên các phương tiện truyền thông tại Triều Tiên.

Theo voanews.com, ông Kim Jong Il đã từ lâu dùng hình thức thanh trừng để duy trì quyền lực. Theo trang này dẫn nguồn từ báo Chosun Ilbo của Nam Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo này đã hành quyết hàng trăm binh sĩ vào năm 1995 sau khi ông phát hiện ra “những hoạt động khả nghi” trong một đơn vị quân đội đóng tại tỉnh Bắc Hamgyong.

Đào hầm để sẵn sàng chạy trốn

Một cựu bí thư đảng cầm quyền Bắc Hàn tiết lộ đã đào sẵn hầm bí mật để bỏ chạy nếu gặp nguy, theo đài Bắc Hàn Tự Do từ Seoul. Ðiều này được Hwang Jang-yop, một cựu bí thư của đảng Cộng sản Bắc Hàn, tiết lộ trên chương trình phát thanh ngày 12 tháng 12 năm 2009. Hwang Jang Yop cũng từng trốn khỏi Bắc Hàn chạy sang Nam Hàn, năm 1997. Theo lời tiết lộ của Hwang Jang Yop, sinh 1923, thì tại Bắc Hàn có nhiều đường hầm bí mật, có đường hầm ở sâu dưới đất đến 984 feet và có đường hầm dài tới khoảng 46 km. Các đường hầm này không những chỉ được nhà cầm quyền Bắc Hàn sử dụng để ẩn trốn trong trường hợp có cuộc tấn công nguyên tử, mà còn có thể dùng để chạy trốn khỏi đất nước, một khi bị lâm nguy. Các đường hầm này đã được đào từ thập niên 1970.

Một trong những đường hầm bí mật đó, nối liền từ Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn, đến tận hải cảng Namp'o, thuộc duyên hải Hoàng Hải. Theo Yop đây là đường hầm bí mật chỉ có giới lãnh đạo tối cao của bộ máy cầm quyền Bắc Hàn mới được sử dụng, để chạy trốn sang Trung Quốc, trong tình thế khẩn cấp, mà thôi. Quân đội Nam Hàn cũng đã nhiều lần tố cáo Bắc Hàn cho đào những đường hầm hướng về Nam Hàn, để đột nhập Nam Hàn, hầu tìm cách đột kích gây rối. Vào năm 1990 Seoul loan báo, là họ đã khám phá được 7 đường hầm bí mật của Bắc Hàn, chạy xuyên qua khu phi quân sự, để đột nhập Nam Hàn, và Nam Hàn đã cho phá hủy ngay.

Những lời chỉ trích cho rằng là trung tâm của một sự sùng bái cá nhân lớn được thừa kế từ cha ông và là lãnh đạo đầu tiên của Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên, Kim Nhật Thành. Ông luôn là trung tâm của sự chú ý trong đời sống thường nhật tại Cộng hoà Nhân dân Triều Tiên. Ngày sinh của ông là một trong những ngày nghỉ lễ quan trọng nhất nước. Dịp sinh nhật thứ 60 của Kim (theo ngày sinh chính thức), nhiều buổi lễ đông người đã được tổ chức trên khắp đất nước.

Những người Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trốn thoát còn được dẫn lời kể lại rằng các trường học tại quốc gia này đã thần thánh hóa cả và cha ông, có nơi còn dạy rằng ông và cha ông không hề tiểu tiện như người bình thường.

Một cái nhìn theo quan điểm này cho rằng người dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tôn trọng vì tôn trọng Kim Nhật Thành, hay vì sợ hãi.Quan điểm này được đa số các nhà báo và truyền thông , và một số chính phủ nước ngoài, gồm cả chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ. Ý kiến khác cho rằng đó là sự tôn vinh một anh hùng thật sự, là quan điểm chính thống mà chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đưa ra.

Không hề có nguồn thông tinh chính thức có thể tiếp cận về lịch sử hôn nhân của , nhưng ông được cho là đã chính thức làm lễ cưới với ba tình nhân:

Kim lấy người vợ đầu tiên, Kim Young-suk, sau khi bị cha buộc phải cưới cô con gái của một chỉ huy quân đội cao cấp - hai người đã ly thân trong một số năm. Kim có một con gái từ cuộc hôn nhân này, Kim Sul-song (Kim Tuyết Tùng) (sinh năm 1974).

Tình nhân đầu tiên của Kim, Song Hye-rim, không chính thức được công nhận và sau nhiều năm ly thân bà được cho là đã mất tại Mátxcơva trong Bệnh viện Trung tâm năm 2002. Họ có một con trai, Kim Jong-nam (Kim Chính Nam, sinh năm 1971) là con trai lớn nhất của .

Tình nhân thứ hai của ông, Ko Young-hee (Cao Anh Cơ), đã giữ vai trò Đệ nhất Phu nhân cho tới khi qua đời - được thông báo vì ung thư - năm 2004. Họ có hai con trai, Kim Jong-chul (Kim Chính Triết) sinh năm 1981, và Kim Jong-un (Kim Chính Ân) cũng được gọi là "Jong Woon" hay "Jong Woong"), sinh năm 1984.

Từ khi Ko mất, Kim sống với Kim Ok, người tình thứ ba của ông, người là thư ký riêng của ông từ thập niên 1980.

Giống như cha, Kim mắc hội chứng sợ bay, và luôn sử dụng đoàn tàu hoả bọc thép riêng cho các cuộc viếng thăm tới Nga và Trung Quốc. BBC thông báo rằng Konstantin Pulikovsky, phải viên của Nga đi cùng Kim xuyên nước Nga kể lại rằng Kim được cung cấp tôm hùm sống bằng máy bay hàng ngày để ông ăn bằng đũa bạc - từng được dùng trong Tử Cấm Thành tại Trung Quốc với niềm tin rằng chúng có thể phát hiện ra thuốc độc.

Kim được cho là một người ưa thích các loại xe hạng sang và từng được biết đã lái xe đua trong các lâu đài của mình. Kim đã chi $20.000.000 để nhập khẩu 200 chiếc Mercedes Benz S500 hạng sang thêm vào đoàn xe Mercedes đã lên tới 7.000 chiếc của Bắc Triều Tiên.

Kim được cho là thích môn bóng rổ. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright đã kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh với Kim bằng cách tặng ông một quả bóng rổ có chữ ký của huyền thoại NBA Michael Jordan. Trong tư cách một golfer, báo chí nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng Kim thường xuyên đạt ba tới bốn cú một gậy mỗi lần chơi.Tiểu sử chính thức của ông cũng cho rằng Kim đã sáng tác sáu vở opera và thích các cuộc trình diễn âm nhạc. Kim cũng tự cho mình là một chuyên gia Internet.

Những người đào thoát nói rằng Kim có 17 dinh thự và nơi cư ngụ khác nhau, gồm một khu resort gần Núi Paektu, một nhà nghỉ cạnh bờ biển ở thành phố Wonsan, và một phức hợp tư dinh gần Bình Nhưỡng được bao quanh bởi nhiều lớp hàng rào, lô cốt, và các khẩu đội phòng không.

Kim cũng được cho là một người hâm mộ phim ảnh, sở hữu bộ sưu tập hơn 20.000 băng video. Các thể loại phim ưa thích của ông gồm các tập phim của loạt Friday the 13th, Rambo, James Bond, Godzilla, Điện ảnh hành động Hồng Kông, và bất kỳ bộ phim nào có sự xuất hiện của Elizabeth Taylor. Ông là tác giả cuốn sách Về nghệ thuật điện ảnh. Năm 2006 ông đã tham gia sản xuất bộ phim Nhật ký của một sinh viên nữ – thể hiện cuộc sống của một cô gái có cha mẹ là những nhà khoa học - được các bản tin Thông tấn xã Bắc Triều Tiên nói Kim "đã sửa chữa lời thoại và chỉ đạo công việc sản xuất".

Bắt cóc

Năm 1978, theo lệnh của , đạo diễn phim người Hàn Quốc Shin Sang-ok và người vợ nghệ sĩ là Choi Eun-hee đã bị bắt cóc để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh Bắc Triều Tiên. Sau một lần cố trốn thoát, đạo diễn Shin đã bị giam vào tù và cho ăn cỏ. Mãi đến năm 1983 Shim mới được dẫn đến ăn tối cùng Kim và gặp lại vợ mình. Kim đã yêu cầu hai người tái kết hôn và ở lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để giúp ông làm phim ca ngợi xã hội chủ nghĩa. Trong vòng hai năm, hơn 20 bộ phim được sản xuất do Shin làm đạo diễn và Kim đóng vai trò nhà sản xuất. đã mua cho bà Choi vô số quần áo và mỹ phẩm phương Tây để lấy lòng bà, còn Shin được đi học những lớp cải tạo để quán triệt sự quang vinh của cuộc cách mạng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và ưu việt của chế độ này. Năm 1986, nhân lúc đi dự liên hoan phim ở Viên, Áo, Shin và Choi lừa các bảo vệ và bỏ trốn sang Hoa Kỳ, họ mang theo những cuộn băng ghi âm các buổi nói chuyện với Kim để chứng minh rằng mình đã bị bắt cóc. đã chối phắt chuyện đó, tuyên bố rằng vợ chồng Shin đã bị Hoa Kỳ bắt cóc, và mời họ trở về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhưng bị hai người này từ chối.

được thể hiện trong bộ phim Team America: World Police như "một kẻ hung ác muốn tiêu diệt thế giới". Trong phim, ông là người đã ném nhà thanh sát vũ khí Liên hiệp quốc Hans Blix cho những con cá mập ăn, tài trợ một nhóm khủng bố đánh bom Kênh đào Panama, và tìm cách ám sát các nhà lãnh đạo thế giới tại một cuộc hội họp ở Bình Nhưỡng. Bởi vì cuối phim ông bị giết, nên hóa ra nhân vật tưởng tượng thực tế là một con gián ngoài hành tinh rút lui về tàu vũ trụ của mình, hứa hẹn sẽ quay trở lại.

Diễn viên lồng tiếng Jim Ward thường thể hiện trong Stephanie Miller Show.

Bobby Lee thường đóng vai lãnh đạo trong MADtv.

thường là mục tiêu châm biếm và trào phúng tại một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nhà soạn kịch hài Jay Leno thường để một nhân vật hóa thân của ông xuất hiện trong vở kịch ngắn "Celebrity Jeopardy!" của chương trình The Tonight Show with Jay Leno, nhân vật này luôn có mối thù với một nhân vật mang đặc điểm của George W. Bush. Nhà biên kịch David Letterman gọi ông là "Lil Kim" hay "Ment-Ally Ill", còn nhà soạn kịch Stephen Colbert thường chế nhạo ông trong chương trình The Colbert Report.

0