Kiến thức tiếng việt và văn học môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới
Kiến thức tiếng việt và văn học môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới Nội dung và yêu cần cần đạt trong chương trình mới Tiếng Việt lớp 3 vừa được Bộ GD&ĐT soạn thảo, mời thầy cô và các em tham khảo: A. Nội dung KIẾ N THỨC TIẾNG VIỆT 1.1. Quy tắc viết nhan đề văn bản 1.2. ...
Kiến thức tiếng việt và văn học môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình mới
Nội dung và yêu cần cần đạt trong chương trình mới Tiếng Việt lớp 3 vừa được Bộ GD&ĐT soạn thảo, mời thầy cô và các em tham khảo:
A. Nội dung
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Quy tắc viết nhan đề văn bản
1.2. Công dụng của một số loại dấu câu
Dấu phẩy: tách các từ ngữ ghi ngày, tháng, năm, địa chỉ; dấu gạch ngang: đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; dấu ngoặc kép: đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; dấu hai chấm: báo hiệu phần
giải thích, liệt kê
2. Biện pháp tu từ nhân hoá
3. Sơ giản về câu kể (trần thuật), câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán
4.1. Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn
4.2. Sơ giản về nguyên tắc luân phiên lượt lời
4.3. Các kiểu loại văn bản
– Văn bản tự sự: bài văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc một việc đã làm
– Văn bản miêu tả: bài văn ngắn, đơn giản miêu tả đồ vật
– Văn bản biểu cảm: đoạn văn chia sẻ
cảm xúc, tình cảm
– Văn bản nghị luận: đoạn văn nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện
– Văn bản thông tin: đoạn văn giới thiệu về bản thân, thông báo hoặc bản tin ngắn, tờ khai in sẵn, thư cho người thân
5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Ý nghĩa của bài thơ, truyện kể
(khuyên ta điều gì)
2. Bối cảnh (địa điểm và thời gian)
3. Suy nghĩ và hành động của nhân vật
NGỮ LIỆU
1. Kiểu loại văn bản
1.1. Văn bản văn học
– Truyện, văn xuôi: truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện ngắn, truyện danh nhân, truyện vui; bài văn miêu tả
– Thơ, văn vần: thơ, tục ngữ
Độ dài của văn bản: truyện khoảng
250 chữ, bài miêu tả khoảng 200 – 220 chữ, thơ khoảng 100 – 120 chữ
1.2. Văn bản thông tin
– Văn bản thuyết minh: văn bản nói về người, sự vật, địa điểm; thuyết minh về một đối tượng; chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm/sử dụng một sản phẩm gồm 3 – 4 hành động
– Văn bản nhật dụng: thư cá nhân, thông báo, bản tin ngắn, tờ khai đơn giản, nội quy
Độ dài của văn bản: khoảng 150 – 180 chữ.
2. Gợi ý văn bản (Phụ lục)
B. Yêu cầu cần đạt
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
0.1. Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ; tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hay chỗ ngắt nhịp thơ.
0.2. Biết đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai hoặc ba nhân vật.
0.3. Đọc thầm với tốc độ khoảng 100 – 120 chữ/phút.
0.4. Biết dùng từ điển học sinh để tìm ý nghĩa và cách dùng của các từ ngữ mới.
0.5. Biết đánh dấu đoạn sách đang đọc.
0.6. Biết ghi chép ngắn những nội dung quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
1.a. Nhận biết được những chi tiết và nội dung được thể hiện tường minh. Hiểu
được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn giản.
1.b. Biết tìm ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
1.c. Dựa vào gợi ý, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản có một chủ đề.
2.a. Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ của nhân vật; đóng vai diễn tả lại điệu bộ, hành động của nhân vật.
2.b. Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.
2.c. Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách
xưng hô và lời người kể chuyện.
2.d. Nhận biết được tình cảm, thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật.
3.a. Nêu được tình cảm, suy nghĩ và nhận xét của cá nhân về hình dáng, điệu bộ, hành động của một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
3.b. Lựa chọn một nhân vật, địa điểm hay sự việc trong tác phẩm, mô tả hoặc vẽ lại
được hình ảnh đã lựa chọn.
4.1. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 100 trang/ năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh hoạ.
4.2.Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học, có độ dài khoảng
80 chữ.
Văn bản thông tin
1.a. Nhận biết được những chi tiết và nội dung chính được thể hiện tường minh;
hiểu được nội dung hàm ẩn (có thể có) của văn bản với những suy luận đơn giản.
1.b. Biết tìm ý chính của từng đoạn hoặc mục trong văn bản.
1.c. Trả lời được văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý.
2.a. Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản: văn bản giới thiệu (tả thực) một đồ vật; văn bản thuyết minh về một đối tượng; thông báo ngắn; tờ khai in sẵn.
2.b. Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản, chẳng hạn theo trật tự
thời gian.
3.a. Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.
3.b. Từ thông tin của văn bản, biết nêu những điều học được về cách ứng xử hay thực hiện một công việc trong đời sống.
4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 40 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
0.1. Viết thành thạo các kiểu chữ thường và chữ in hoa. Viết chữ rõ ràng, đủ nét, liền mạch và thẳng hàng. Biết viết hoa tên người, tên địa điểm Việt Nam và tên một số nhân vật, địa điểm nước ngoài nổi tiếng theo mẫu.
0.2. Biết quy tắc ghi dấu thanh ở âm chính và vận dụng để viết đúng.
0.4. Biết viết đúng những từ phát âm giống nhau nhưng cách viết khác nhau (ví dụ: (cái) gì và (cô) dì, dấu (vết) và giấu (giếm), dày (dặn) và giày (dép).
0.5. Biết viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
0.6. Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 – 70 chữ, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ/15 phút (chú trọng các tiếng có vần khó hoặc dễ viết sai do đặc điểm của chữ quốc ngữ và ảnh hưởng của cách phát âm địa phương).
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
1. Dựa vào gợi ý, biết thực hiện quy trình viết gồm các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); thu thập thông tin cho bài viết (từ suy nghĩ, quan sát, trải nghiệm của cá nhân; thông qua thảo luận nhóm hoặc lớp); hình thành một vài ý lớn; viết nháp; chỉnh sửa lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi dấu câu, viết hoa; hoàn thiện bài viết dựa vào nhận xét, góp ý của giáo viên và bạn bè.
2.a. Biết viết đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện đã đọc.
2.b. Biết viết đoạn văn ngắn kể lại một việc làm mà bản thân cảm thấy thích thú.
3. Biết viết đoạn miêu tả ngắn, tả thực người hoặc sự vật, địa điểm.
4. Dựa vào gợi ý, biết viết đoạn văn ngắn chia sẻ cảm xúc, tình cảm (từ cuộc sống hay từ bài thơ, truyện kể).
5. Biết viết đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã
6. Biết viết đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, sở trường của bản thân, những việc đã từng làm có ích đối với gia đình hay cộng đồng.
7. Biết viết thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền vào tờ khai in sẵn; viết thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).
NÓI VÀ NGHE
1.a. Biết tránh dùng những từ ngữ thô tục.
1.b. Biết nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự
tin và có thói quen nhìn vào người nghe.
1.c. Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt
động của nhóm, tổ, lớp.
1.d. Biết nói về một đề tài mà mình quan tâm dựa trên gợi ý (ví dụ đồ chơi, vật nuôi trong nhà,…).
1.e. Biết kể một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý);
kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện.
1.g. Biết giới thiệu về một con người, sự vật, địa điểm hoặc sự việc với những chi tiết tiêu biểu về đối tượng.
1.h. Biết nói về hình dáng, tính cách nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hay phim hoạt hình.
2.a. Biết chú ý nghe người khác nói. Biết đặt những câu hỏi có liên quan sau khi nghe để kiểm tra thông tin và nắm bắt được chính xác nội dung đã nghe. Có một số nhận xét về nội dung đã nghe.
2.b. Biết dùng các từ như vâng, ừ, thế à,…; đặt câu hỏi, nói lời đáp và có cử chỉ,
điệu bộ (ánh mắt, sắc mặt, động tác của đầu, tay,…) thích hợp để đáp lại người nói.
2.c. Nghe một câu chuyện, biết tưởng tượng và diễn lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.
3.a. Biết tuân thủ nguyên tắc luân phiên lượt lời, chú ý lắng nghe cho đến khi người nói kết thúc; tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.
3.b. Biết trao đổi trong nhóm về một bài thơ, truyện kể, bộ phim hoặc bài hát.
3.c. Biết nói chuyện qua điện thoại với mở đầu và kết thúc cuộc nói chuyện phù hợp. Trong khi nói, biết lắng nghe để nắm bắt chính xác thông tin, biết nói rõ ràng và tỏ thái độ (lịch sự hoặc thân mật,…) phù hợp, tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.