03/02/2018, 20:42

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu chào đời

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề đơn giản, nhất là trong tuần đầu tiên khi bé chào đời. Lúc này, ngoài việc tập cho bé bú mẹ, tắm rửa vệ sinh cho bé thì cha mẹ còn phải xử lý nhiều vấn đề khác như bé quấy khóc, tiêm phòng hay theo dõi các biểu hiện sau sinh của bé… Cách chăm ...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề đơn giản, nhất là trong tuần đầu tiên khi bé chào đời. Lúc này, ngoài việc tập cho bé bú mẹ, tắm rửa vệ sinh cho bé thì cha mẹ còn phải xử lý nhiều vấn đề khác như bé quấy khóc, tiêm phòng hay theo dõi các biểu hiện sau sinh của bé…

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề đơn giản, nhất là trong tuần đầu tiên khi bé chào đời. Lúc này, ngoài việc tập cho bé bú mẹ, tắm rửa vệ sinh cho bé thì cha mẹ còn phải xử lý nhiều vấn đề khác như bé quấy khóc, tiêm phòng hay theo dõi các biểu hiện sau sinh của bé…

Bạn nên xem thêm:

  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh
  • Dấu hiệu mang thai bé trai
  • Dấu hiệu sắp sinh
  • Dấu hiệu mang thai tuần đầu
 - cach cham soc tre so sinh

– cach cham soc tre so sinh

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như những cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bài viết sau đây, ameovat xin cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết hợp lý, khoa học nhất giúp cho các ông bố, bà mẹ bớt đi phần nào bỡ ngỡ khi chăm sóc con mới chào đời.

Những đặc điểm của trẻ sơ sinh

Những em bé được gọi là trẻ sơ sinh là những em bé từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi. Đây là khoảng thời gian quan trọng trong hành trình đến với “một cuộc sống mới” của các bé – cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh thường có lớp phấn mỏng ở da, khung xương đầu mềm - cham soc em be so sinh

Trẻ sơ sinh thường có lớp phấn mỏng ở da, khung xương đầu mềm – cham soc em be so sinh

Khác với những gì mẹ tưởng tượng trong lúc mang thai hay hình ảnh trên internet, các em bé khi mới sinh thường có một lớp bã trắng nhờn bao phủ ở bề mặt da và có thể có màu sắc khá loang lổ do các mạch máu chưa ổn định. Lúc này, đầu của các bé khá mềm và thóp còn khá rộng. Đặc biệt với phần dây rốn, sau khi bé sinh ra, dây rốn sẽ bị cắt bỏ và chỉ giữ lại một đoạn ngắn. Sau khi cắt, dây rốn sẽ khô lại và rụng sau đó khoảng 1 tuần.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Cho bé bú mẹ

Sau khi bé được da áp da với mẹ rồi từ phòng tắm trở về là mẹ đã có thể hoàn toàn cho bé bú. Lúc này, mặc dù có thể sữa chưa về xong mẹ vẫn nên cho bé ngậm đầu ti cũng như có những tác động kích thích để gọi sữa, nhất là nguồn sữa non quý giá trong những ngày đầu.

Cho bé bú mẹ ngay trong những giờ đầu để gọi sữa về và tận dụng nguồn sữa non - cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Cho bé bú mẹ ngay trong những giờ đầu để gọi sữa về và tận dụng nguồn sữa non – cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Sữa non không chỉ là dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển mà quan trọng hơn nó chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên, thành phần miễn dịch để giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi những yếu tố tiêu cực từ bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, mẹ không nên vắt bỏ mà hãy tận dụng tối đa nguồn sữa này cho con nhé.

Chăm sóc da

Da của em bé mới sinh cực kỳ nhạy cảm. Đặc biệt sau một đến hai lần tắm gội, da sẽ mất đi lớp bụi phấn trắng bảo vệ. Do đó, việc làm sạch, giữ ấm cho da là điều mà mọi ông bố bà mẹ cần hết sức lưu ý.

Chăm sóc da cho bé - cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc da cho bé – cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Ngoài ra trong tuần đầu tiên, vào khoảng ngày thứ 3, thứ 4 sau khi chào đời da của một số em bé thường có màu vàng hơi nghệ. Thông thường, đây là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy nhiên nếu khoảng một vài ngày sau đó mà hiện tượng này không biến mất thì bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay vì có thể bé đang bị vàng da do bệnh.

Chăm sóc rốn

Cuống rốn là phần quan trọng nhất cần được chăm sóc cẩn thận, nhất là trong tuần đầu sau khi sinh. Đây là phần vết thương hở, rất nhạy cảm và cực kỳ dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh kỹ.

Chăm sóc rốn cho bé - cach cham soc tre so sinh

Chăm sóc rốn cho bé – cach cham soc tre so sinh

Tốt nhất, để tránh cho vùng rốn bị tổn thương, bạn nên đảm bảo giữ cho khu vực này luôn khô ráo, tuyệt đối không để ngấm nước. Hàng ngày, bạn cũng chú ý phải vệ sinh vùng rốn theo những hướng dẫn đã được các bác sĩ sản khoa lưu ý sau khi cắt rốn cho bé.

Tiêm phòng cho bé

Tiêm phòng cũng là bước quan trọng mà bạn cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sau sinh. Thông thường ngay khi bé được sinh ra, bé sẽ được tiêm từ 1 – 2 mũi vacxin phòng các bệnh cơ bản. Do vậy, bạn cần đảm bảo các bé yêu của mình được tiêm đúng, tiêm đủ cũng như theo dõi các biểu hiện sau tiêm để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh - cham soc em be so sinh

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh – cham soc em be so sinh

Với những kiến thức về trẻ sơ sinh cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên đây, hy vọng bạn đã có cho mình được những hành trang nhất định để chuẩn bị cho bé yêu chào đời.

Chúc các bạn luôn vui khoẻ bên cạnh các thiên thần đáng yêu của mình.

0