Kiến thức, thái độ và việc thực hiện kế hoach hóa gia đình ở Việt Nam - vấn đề nghiên cứu và một số kết luận
Trong khoảng từ năm 1984, đặc biệt là từ dầu thập kỷ 90, nhà nước đã càng ngày càng tăng cường đầu tư cho Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ phát triển dân số trong vòng một thập kỷ qua vẫn nằm ởmức 2,2% và tổng tỷ ...
Trong khoảng từ năm 1984, đặc biệt là từ dầu thập kỷ 90, nhà nước đã càng ngày càng tăng cường đầu tư cho Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ phát triển dân số trong vòng một thập kỷ qua vẫn nằm ởmức 2,2% và tổng tỷ suất ảnh hiện vẫn ở mức 3,8 con. Có nhiều nghiên nhân để giải thích việc này, trong đó hoạt động và hiệu quả của công tác truyền thông dân số trong chương trình kế hoạch hóa gia đình đặc biệt được lưu tâm tới.
Trong bối cảnh đó, cuộc nghiên cứu về kiến thức, thái độ và việc thực hiện kếhoạch hóa gia đình tại 7 tỉnh được chương trình dân số Liên hiệp quốc tài trợ trong chu kỳ 4 được tiến hành với những mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá mặt bằng kiến thức, thái độ và việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình trong nhân dân Việt Nam tại 7 tỉnh trong chu kỳ 4 tài trợ của UNFPA.
2. Đánh giá hoạt động của các kênh truyền thông khác nhau, cả chính thức lẫn không chính thức và tác động của chúng đến kiến thức, thái độ và việc thực hiện cácbiện pháp kế hoạch hóa gia đình.
3. Đánh giá những tác động của môi trường kinh tế xã hội ở Việt Nam và những sự biến đổi của chúng dưới ảnh hưởng của sự chuyển đổi sang thị trường lên việc chấp nhận một quy mô gia đình hợp lý.
Tham khảo chi tiết ở đây