Kiểm tra cuối năm môn Lý lớp 10 (Trắc nghiệm và tự luận)
Kiểm tra cuối năm môn Lý lớp 10 (Trắc nghiệm và tự luận) Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 của Sở GD&ĐT Yên Bái 2017 . Câu 10: Một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m, nghiêng 1 góc 30 0 so với mặt phẳng nằm ngang. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH ...
Kiểm tra cuối năm môn Lý lớp 10 (Trắc nghiệm và tự luận)
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 của Sở GD&ĐT Yên Bái 2017. Câu 10: Một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m, nghiêng 1 góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang.
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Một cần cẩu nâng một kiện hàng có m = 1000kg lên cao 5m trong 20s, lấy g =10m/s2.Công suất của cần cẩu là bao nhiêu :
A. 2500W B. 3000W C. 100W D. 2000W
Câu 2: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình?
A. Băng phiến. B. Hợp kim. C. Kim loại. D. Nhựa đường.
Câu 3: Chọn đáp đúng. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là
A. sự kết tinh. B. sự hoá hơi. C. sự ngưng tụ. D. sự nóng chảy.
Câu 4: Một hòn đá có khối lượng 10 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 200 kg.m/s B. p = 720 kgm/s.
C. p = 720 N.s. D. p = 200 kg.km/h.
Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?
A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước
B. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài
D. Giọt nước đọng trên lá sen.
Câu 7: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 100C lên 3000C thì áp suất trong bình sẽ:
A. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ
B. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ
C. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ
D. Có thể tăng hoặc giảm
Câu 8: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất ở 2730 C là :
A. p2 = 105. Pa. B. p2 = 2.105 Pa.
C. p2 = 3.105 Pa. D. p2 = 4.105 Pa.
Câu 9: Nếu áp suất một lượng khí tăng Δp1 = 2.105 Pa thì thể tích của khối khí thay đổi ΔV1 = 3 lít. Nếu áp suất tăng Δp2 = 4.105 Pa thì thể tích biến đổi ΔV2 = 4 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí. Coi nhiệt độ không đổi.
A. 4.105Pa; 9(lít) B. 3.105Pa; 8(lít)
C. 5.105Pa; 10(lít) D. 2.105Pa; 6(lít)
Câu 10: Một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m, nghiêng 1 góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ở cuối chân mặt phẳng nghiêng là:
A. 7,65 m/s. B. 9,09 m/s.
C. 7,07 m/s. D. 6,4 m/s.
Câu 11: Người ta thực hiện công 1000J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400J ?
A. DU = – 1400J B. DU = 600J
C. DU = 1400J D. DU = -600J
Câu 12: Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0
Câu 13: Một vật được ném lên từ độ cao 2m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:
A. 6J. B. 7J C. 11J D. 10J
Câu 14: Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270C thì áp suất của không khí trong bơm là:
Câu 15: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 20cm thì thế năng đàn hồi là:
A. 200J. B. 0,04J. C. 400J. D. 4J.
Câu 16: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình:
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đẳng nhiệt.
Câu 17: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:
Câu 18: Dưới áp suất 2.105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 4.105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:
A. V2 = 5 lít. B. V2 = 6 lít. C. V2 = 8 lít. D. V2 = 9 lít.
Câu 19: Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức ΔU = Q + A với quy ước
A. A < 0 : hệ nhận công.
B. Q > 0 : hệ truyền nhiệt.
C. Q < 0 : hệ nhận nhiệt.
D. A > 0 : hệ nhận công.
Câu 20: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của Công?
A. kWh B. N/m C. Jun (J) D. N.m
Câu 21: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. ngoại lực tác dụng lên vật đó. B. lự ma sát tác dụng lên vật đó.
C. lực phát động tác dụng lên vật đó. D. trọng lực tác dụng lên vật đó.
Câu 22: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn lạnh nhận được là 480J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện
A. 2kJ B. 320J C. 800J D. 480J
Câu 23: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl (Δl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
Câu 24: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
Câu 25: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt?
Câu 26: Phương trình trạng thái tổng quát của khí lý tưởng diễn tả là:
Câu 27: Một vật có khối lượng 500g rơi tự do (không vận tốc đầu) từ độ cao h = 100m xuống đất, lấy g = 10m/s2. Động năng của vật tại đô cao 60m là bao nhiêu?
A. 300J. B. 200J C. 2500J D. 250J
Câu 28: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một vòng kim loại có chu vi 100 mm được nhúng vào nước xà phòng là bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt s = 0,040 N/m.
A. f = 0,007 N. B. f = 0,006 N.
C. f = 0,008 N. D. f = 0,004 N.
Câu 29: Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô chuyển động tròn. B. Ôtô giảm tốc.
C. Ôtô tăng tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát.
Câu 30: Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 100C. Khi nhiệt độ ngoài trời là 500C thì độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K.
A. Tăng xấp xỉ 36 mm. B. Tăng xấp xỉ 1,3 mm.
C. Tăng xấp xỉ 3,6 mm. D. Tăng xấp xỉ 4,8 mm.
II. TỰ LUẬN
Bài . Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu một lò xo nhẹ đặt nằm ngang. Vật có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Lò xo có độ cứng 150N/m, đầu kia được gắn cố định. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng ( vị trí lò xo không bị biến dạng) sao cho lò xo bị dãn 5cm rồi buông nhẹ. Gốc thế năng được chọn tại vị trí lò xo không bị biến dạng.
a, Tính độ lớn vận tốc của vật khi về đến vị trí cân bằng.
b, Tại vị trí vật cách vị trí cân bằng 2cm, tính vận tốc, động năng, thế năng đàn hồi, cơ năng của vật.
c, Tìm vị trí, vận tốc của vật mà tại đó động năng bằng 2 lần thế năng đàn hồi.
d, Khi vật đi qua VTCB ta thả nhẹ vật m = 100g dính chặt ngay với M, sau đó hệ M + m sẽ đi được đến vị trí xa nhất cách vị trí cân bằng một đoạn là bao nhiêu?