Kĩ năng được cần/2
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Khoa học máy tính và làm việc như một người phát triển phần mềm, nhưng phần lớn thời gian em chỉ viết mã. Em dành bốn năm trong đại học để học lập trình Java và em có thể phát triển websites và làm việc với Microsoft Excel. Tuy nhiên, sau khi ...
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Khoa học máy tính và làm việc như một người phát triển phần mềm, nhưng phần lớn thời gian em chỉ viết mã. Em dành bốn năm trong đại học để học lập trình Java và em có thể phát triển websites và làm việc với Microsoft Excel. Tuy nhiên, sau khi một người bạn giới thiệu cho em về blog của thầy, em bắt đầu tự hỏi liệu giáo dục của em có là thích hợp hay không? Em cần cái gì để thành công? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Viết mã là kĩ năng nền tảng mà mọi công nhân phần mềm phải có. Tuy nhiên, có những kĩ năng khác mà em cũng cần có để thành công trong nghề nghiệp như kĩ năng mềm, và kĩ năng học cả đời. Nếu em chỉ biết cách viết mã trong Java và dùng một số công cụ Microsoft, em chỉ ở vị trí “mức vào nghề”. Để thăng tiến trong nghề phần mềm, em cần phát triển các kĩ năng phụ.
Trước hết, em cần hiểu toàn thể vòng đời phát triển phần mềm như được dẫn lái theo kế hoạch và Agile, không chỉ viết mã. (Câu hỏi của tôi là tại sao dành bốn năm chỉ để viết mã mà không làm cái gì đó khác?) Vòng đời phần mềm là qui trình mà người phát triển dùng để cài đặt khái niệm phần mềm vào trong sản phẩm cuối cùng. Phần lớn công việc được tiến hành trong tổ, do đó, em phải học kĩ năng làm việc tổ.
Mọi công việc phần mềm đều bắt đầu với những người phát triển hiểu yêu cầu của khách hàng và làm tài liệu chúng trong các ứng dụng phần mềm. Để làm điều đó em cần phỏng vấn khách hàng về nhu cầu của họ, do đó, em cần có kĩ năng trao đổi tốt. Nếu khách hàng là người nước ngoài, em cần có kĩ năng ngoại ngữ tốt (như, tiếng Anh). Là thành viên của tổ, em cũng cần thảo luận với các thành viên khác trong tổ về các yêu cầu chức năng và ước lượng công việc sẽ mất bao lâu, và nó sẽ tốn bao nhiêu. Sẽ có các ý kiến khác nhau giữa các thành viên tổ trên các chủ đề này và cách làm việc hiệu quả yêu cầu kĩ năng lắng nghe và thương lượng.
Một khi yêu cầu phần mềm được hoàn chỉnh bước tiếp là tạo ra kiến trúc hệ thống hay thiết kế tổng thể về cách phần mềm sẽ được gắn lại với nhau. Hoạt động này thường được người kiến trúc sư phần mềm hay người lãnh đạo tổ lãnh đạo, người chịu trách nhiệm về khía cạnh kĩ thuật của dự án. Cho dù em có thể không có nhiều kinh nghiệm, em vẫn nên tham gia vào hoạt động này để học cách phần mềm sẽ vận hành. Trong hoạt động này, mọi chức năng của sản phẩm sẽ được xem xét tới, từ màn hình người dùng sẽ thấy sau khi họ bấm nút đặc biệt, cách phần mềm về sau có thể được nâng cấp và được cải tiến. Để tiến lên vị trí người lãnh đạo tổ, em phải học về kiến trúc phần mềm và qui trình thiết kế bằng việc lắng nghe và học cách người khác làm nó. Bước tiếp để tiến lên trong nghề nghiệp của em từ người phát triển phần mềm là vị trí lãnh đạo tổ cho nên đây nên là khu vực em cần học và giỏi về nó.
Sau khi các pha kiến trúc và thiết kế được thực hiện, em sẽ bắt đầu viết mã để xây dựng sản phẩm phần mềm thực tại. Trong thời gian này, mã của em sẽ tương tác với các mã khác cho nên em phải chắc rằng em thường xuyên giám sát và kiểm thử để đảm bảo các cấu phần khác nhau làm việc cùng nhau. Em cũng phải chắc rằng mã của em đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng bằng việc kiểm thử mọi chức năng một cách cẩn thận.
Sau khi pha viết mã được thực hiện, mọi cấu phần phần mềm sẽ được tích hợp và trắc nghiệm trong pha kiểm thử. Trong pha này, các vấn đề được nhận diện qua những kiểm thử nào đó, như kiểm thử chức năng, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống v.v. để chắc sản phẩm cuối làm việc tốt. Có nhiều điều cần học trong pha kiểm thử vì em sẽ tương tác với các thành viên khác trong tổ và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Dễ dàng tranh cãi và đổ trách nhiệm lên ai đó khi mọi sự không làm việc tốt nhưng em cần duy trì bình tĩnh và áp dụng kĩ năng làm việc tổ để đảm bảo sự hài hoà của tổ cùng làm việc hướng tới mục đích của dự án.
Khi dự án phần mềm phức tạp hơn, người phát triển thường chia việc chuyển giao dự án thành nhiều việc đưa ra tăng dần và đưa ra phần mềm cho một số giới hạn người dùng, và coi việc dùng của họ như một phần của kiểm thử sản phẩm thuộc vào kiểm thử Beta. Để nhận phản hồi từ những người dùng này, em cần kĩ năng lắng nghe để hiểu vấn đề của họ và cải tiến cách phần mềm beta vận hành. Trong công nghiệp, danh tiếng của người phát triển dựa trên khả năng của họ làm việc tốt với người dùng, khách hàng cũng như chất lượng của sản phẩm phần mềm. Bằng việc biết những điểm mạnh và điểm yếu của em và thường xuyên học để cải tiến kĩ năng của em, em có thể tiến bộ trong nghề nghiệp.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Kĩ nghệ phần mềm
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.