Cách chữa ngạt mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
cho trẻ sơ sinh an toàn, mau khỏi và khỏi dứt điểm sẽ với những phương pháp quen thuộc sẽ giúp bé dễ chịu hơn, mẹ bớt lo lắng hơn. Dưới đây là ba cách mẹ có thể tham khảo cùng với . Cách chữa ngạt mũi bằng nước muối sinh lý Nước muối sinh lý là dung dịch có tính kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, ...
cho trẻ sơ sinh an toàn, mau khỏi và khỏi dứt điểm sẽ với những phương pháp quen thuộc sẽ giúp bé dễ chịu hơn, mẹ bớt lo lắng hơn. Dưới đây là ba cách mẹ có thể tham khảo cùng với .
Cách chữa ngạt mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch có tính kháng khuẩn rất tốt. Hơn nữa, loại này đã được chứng minh độ an toàn, có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Khi sử dụng nước muối sinh lý, đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng hơn, loại bỏ nhanh dị vật, dịch mũi. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trên niêm mạc mũi.
Để sử dụng nước muối sinh lý trong việc chữa ngạt, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: vệ sinh tay mẹ (người thực hiện) thật sạch. Lau sạch đầu lọ nước muối, đảm bảo không có vết bẩn hay gờ nhựa có nguy cơ tạo vết thương.
Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng đầu, kê mông cao hơn đầu. Đặt vòi phun vào sát vách mũi, từ từ xịt và ấn giữ liên tục để dung dịch từ từ chảy qua hai bên lỗ mũi.
Bước 3: Dùng khăn sạch, mềm và tăm bông nhẹ nhàng lau sạch chất bẩn, chất nhày, dịch mũi chảy ra ngoài. Không nên lau quá mạnh để tránh làm trẻ bị đau.
Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý: Không dùng xi lanh bơm nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa quá nhiều, tránh gây những tổn thương không đáng có cho trẻ.
Xông hơi để loại bỏ tình trạng nghẹt mũi
Bên cạnh việc sử dụng nước muối sinh lý, các mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp xông hơi khi trẻ bị ngạt mũi. Việc xông hơi không chỉ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và tống đẩy ra ngoài nhanh hơn mà còn giúp cách mạch máu, mao mạch trong mũi hoạt động tốt hơn.
Phương pháp xông hơi làm giảm nghẹt mũi sẽ được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị phòng tắm kín gió. Đun sôi một nồi nước để làm nước xông hơi
Bước 2: Đóng kín cửa phòng tắm xong đó đổ nước nóng vào bồn và để hơi nước bốc lên. Tiến hành xông hơi từ 7 – 10 phút.
Bước 3: Khi mũi bé bắt đầu có dấu hiệu chảy dịch, không nghẹt cứng thì mẹ dùng tay vỗ nhẹ ngực để đẩy nhanh quá trình hô hấp. Tiếp đến, dùng khăn sạch để lau dịch mũi, vệ sinh vùng mũi cho bé.
Thoa tinh dầu và lòng bàn chân
Bạn có thể sử dụng dầu gió hoặc dầu con hổ (cao sao vàng) cho trẻ sơ sinh để day vào lòng bàn chân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thoa thêm một chút vào vùng ngực và lưng của bé. Phương pháp này sẽ giúp làm loãng những chất gây tắc đường thở, làm cho bé dễ thở hơn, nhanh chóng loại bỏ tình trạng ngạt mũi.
Mẹo chữa ngạt mũi cho mẹ bầu
Không chỉ có trẻ sơ sinh, mẹ bầu cũng là đối tượng rất dễ bị ngạt mũi. Khi bà bầu bị nghẹt mũi khó thở, mẹ cũng có thể sử dụng cả ba phương pháp dùng để chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh trên đây.
Những phương pháp này đều là những phương pháp an toàn, dễ thực hiện và không gây ra bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Ngoài ra khi mang bầu, để phòng tránh việc bị ngạt mũi, sổ mũi thì mẹ cũng nên chú ý vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài cũng như hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với khói bụi, chất bẩn.
Trên đây là một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh cũng như mẹ bầu. Đây là những phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên nếu trường hợp bé bị nặng, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để có phương pháp xử trí phù hợp nhất, tránh để lâu sẽ khó chữa.