Khủng hoảng thụ phấn: chuyện hoang đường?
Ý tưởng cho rằng việc suy giảm côn trùng thụ phấn có thể đe dọa nguồn cung cấp lương thực cho con người – tạo ra tình trạng được gọi là “khủng hoảng thụ phấn” – có thể được coi là chuyện hoang đường, ít nhất là đối với ong mật, các nhà nghiên cứu cho biết trên tạp chí Current Biology ...
Ý tưởng cho rằng việc suy giảm côn trùng thụ phấn có thể đe dọa nguồn cung cấp lương thực cho con người – tạo ra tình trạng được gọi là “khủng hoảng thụ phấn” – có thể được coi là chuyện hoang đường, ít nhất là đối với ong mật, các nhà nghiên cứu cho biết trên tạp chí Current Biology ngày 7 tháng 5.
Trước hết, hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp không phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn. Thêm vào đó, trong khi số lượng ong mật có thể đang thu hẹp dần ở một số nơi trên thế giới, thì số lượng ong được thuần hóa trên toàn cầu trên thực tế đang tăng lên.
Marcelo Aizen thuộc Universidad Nacional del Comahue, Argentina, cho biết: “Sự suy giảm số lượng ong mật tại Hoa kỳ và các nước châu Âu khác, bao gồm vương quốc Anh, do vật ký sinh và gần đây rối loạn sụp đổ theo bầy, có thể khiến chúng ta lầm tưởng đó là hiện tượng mang tích chất toàn cầu”.
Qua việc phân tích dữ liệu từ Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp của Liên hợp quốc cho nhưng xu hướng theo thời gian của số lượng tổ ong thương mại, họ phát hiện rằng lượng ong mật thuần hóa đã tăng khoảng 45% trong 5 thập kỷ vừa qua. Sự tăng này chủ yếu là do nhu cầu mật ong của con người tăng cao, chứ không phải do sự cần thiết của loài thụ phấn.
Tuy nhiên những tin tức mới thu thập được không hoàn toàn tốt: Dữ liệu cho thấy nhu cầu đối với cây trồng phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn đã tăng gấp 3 lần trong nửa thế kỷ trở lại đây, cho thấy trữ lượng toàn cầu vẫn chịu áp lực đáng kể. Những cây trồng này bao gồm những cây trồng nông nghiệp “xa xỉ”, hiện rất phổ biến trong bất cứ siêu thị này, ví dụ như mận, mâm xôi, anh đào, cũng như xoài, ổi, quả hạch Brazil, và hạt điều.
Ý tưởng cho rằng việc suy giảm côn trùng thụ phấn có thể đe dọa nguồn cung cấp lương thực cho con người – tạo ra tình trạng được gọi là “khủng hoảng thụ phấn” – có thể được coi là chuyện hoang đường, ít nhất là đối với ong mật. (Ảnh: iStockphoto/Alexandru Magurean) |
Aizen cho biết: “Chúng tôi rất bất ngờ khi phát hiện rằng lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn, bao gồm các sản phẩm xa xỉ, bắt dầu tăng với tốc độ nhanh hơn sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa, và tỷ lệ tăng này cao hơn nhiều so với lượng sản phẩm nông nghiệp không phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn, bao gồm lúa mỳ và gạo. Mặc dù nguyên nhân của hiện tượng này có vẻ như là kinh tế và chính trị - chứ không phải sinh học – việc mở rộng nhanh chóng có thể đem lại những vấn đề về thụ phấn trong tương lai đối với những sản phẩm nông nghiệp trong kể trên”.
Nhu cầu cho đất nông nghiệp tăng cũng có thể thúc đẩy sự phá hủy môi trường sống hiện đang nuôi dưỡng hàng trăm hoặc hàng nghìn loài côn trùng thụ phấn hoang dã, và từ đó giảm sản lượng cây trồng.
Aizen nhận định: “Quan trọng hơn cả, sản lượng cây trồng phụ thuộc vào côn trùng thụ phấn giảm sẽ dẫn đến giá cả thị trường tăng, tạo ra sự khích lệ trong việc trồng những loại cây này. Tình trạng này có thể tạo ra phản ứng dẫn đến sự phá hủy môi trường sống của côn trùng thụ phấn”.
Các nhà nghiên cứu bao gồm Marcelo A. Aizen, Universidad Nacional del Comahue, Rio Negro, Argentina; và Lawrence D. Harder, Đại học Calgary, Calgary, Alberta, Canada.
Tham khảo:
Marcelo A. Aizen and Lawrence D. Harder. The Global Stock of Domesticated Honey Bees Is Growing Slower Than Agricultural Demand for Pollination. Current Biology, 2009; DOI: 10.1016/j.cub.2009.03.071