Tại sao chúng ta thương tiếc người lạ
Tại thành phố Tracy bang California vài ngày trước, hàng ngàn người đã tụ tập trong một buổi tưởng niệm bé gái 8 tuổi Sandra Cantu bị bắt cóc hôm 27 tháng 3. Cảnh sát và các tình nguyện viên đã lục soát khu vực lân cận để tìm ra manh mối, trong khi những thông tin mà các nhà tâm linh học đưa ra ...
Tại thành phố Tracy bang California vài ngày trước, hàng ngàn người đã tụ tập trong một buổi tưởng niệm bé gái 8 tuổi Sandra Cantu bị bắt cóc hôm 27 tháng 3. Cảnh sát và các tình nguyện viên đã lục soát khu vực lân cận để tìm ra manh mối, trong khi những thông tin mà các nhà tâm linh học đưa ra vừa mâu thuẫn lại chẳng giúp ích được gì.
Mười ngày sau, Cantu đã được tìm thấy bởi các công nhân nông trại khi họ đang hút cạn nước khỏi một ao tưới tiêu gần nhà cô bé. Trước đó, em đã bị cưỡng hiếp, bị giết và nhét xác vào một chiếc vali. Melissa Huckaby, một giáo viên dạy giáo lí nhà thờ địa phương ngày Chủ nhật, đã bị bắt giữ với tội danh cưỡng hiếp và giết người.
Rất nhiều người dù không quen biết gửi quà, thơ, và lời cầu nguyện tới gia đình Cantu từ khắp nơi trên thế giới. Họ tổ chức một buổi cầu nguyện và lập các trang tưởng nhớ trên Internet. Cảnh sát trưởng thành phố Tracy, ông Janet Thiessen phát biểu cảm tưởng trong buổi tưởng niệm rằng “Sandra Cantu đã trở thành cô gái bé nhỏ của tất cả chúng ta, tâm hồn em chạm tới tất cả tâm hồn.”
Thật xúc động! Nhưng tất nhiên, rất ít trong số hàng ngàn người này đã từng biết, hay đơn giản từng gặp em: đối với họ em chỉ là một gương mặt đang mỉm cười trên mục tìm người mất tích hay trên các bài báo.
Vậy điều gì đã khiến những người không quen biết rơi nước mắt khóc thương cho một người xa lạ?
Nỗi tiếc thương mang tính sự kiện
Hầu hết câu trả lời được tìm thấy trong tâm lí học: Khi bi kịch xảy ra – dù là một cơn bão lớn hay một em bé bị mất tích – những người không thân thích thường tập họp lại để an ủi giúp đỡ nhau. Một vài người trong số này là những phụ huynh từng phải chịu mất mát trong gia đình, những người còn lại chỉ đơn giản muốn nói lời chia buồn tới người gặp nạn.
Đối với rất nhiều trong số này, hành động đó hóa ra lại có ích cho bản thân họ nhiều hơn cho gia đình nạn nhân.
(Ảnh : op-for.com) |
Trong xã hội thường ở vào tình trạng đóng kín của chúng ta, cùng nhau tập trung lại để tiếc thương một người lạ giúp mọi người có cảm giác được kết nối với những người khác, được trở thành một phần của tổng thể lớn hơn. Điều này có thể thấy rõ nhất khi công nương Diana qua đời năm 1997 và công chúng thể hiện một nỗi buồn đau tập thể sâu sắc nhất từng thấy trong lịch sử trước cái chết của một người. Hàng vạn người viết thư gửi công nương và hành hương tới tận ngôi nhà của bà tại Luân Đôn. Hàng triệu người trên khắp thế giới theo dõi lễ tang và những buổi truyền hình tưởng niệm “Công chúa của Nhân dân” trog nhiều tuần sau đó.
Nhà báo Ken Auchincloss của tờ “Newsweek” gọi đây là “sự tiếc thương mang tính sự kiện”, trong đó “sự xúc động là chất kết dính mọi người với một sự kiện mà tivi, báo đài liên tục nhắc tới. Sự xúc động này là một dạng hòa mình vào với cộng đồng hơn là một cảm xúc cá nhân. Cũng giống như khi bạn la hét ở một buổi biểu diễn nhạc pop, khi đó không nhất thiết bạn yêu mến hay ngưỡng mộ người biểu diễn, có thể chỉ đơn giản là bạn đang hoàn toàn đắm mình vào không khí chung của buổi diễn.”
Gương mặt hoàn hảo
Còn một lí do nữa khiến mọi người khắp nơi trên thế giới theo dõi câu chuyện về Sandra Cantu thời gian vừa qua: em là gương mặt hoàn hảo để giới truyền thông đưa tin, từ đó thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng.
Để mọi người xúc động hay tiếc thương trước một sự việc hay một trường hợp mất tích, trước hết mọi người phải được biết về trường hợp đó. Có một thực tế rõ ràng là không phải tất cả những người mất tích đều nhận được sự quan tâm và cảm thông như nhau từ giới truyền thông.
Sandra Cantu là một trường hợp dành cho giới truyền thông: một em bé da trắng, còn nhỏ tuổi, dễ thương như một nụ hoa, và là bé gái.
Những bé gái bị mất tích bao giờ cũng nhận được nhiều sự chú ý hơn bé trai, các bé trai lại nhận được sự chú ý nhiều hơn người lớn hay các em tuổi teen. Những trường hợp trẻ em da trắng bị mất tích sẽ được giới truyền thông đưa tin nhiều hơn những trường hợp da màu. Hẳn phải có một lí do khiến cho những cái tên như JonBenet Ramey, Caylee Anthony, Madeleine McCann, và Sandra Cantu được rất rất nhiều người biết đến – không chỉ đơn giản vì các em là những bé gái da trắng đáng yêu bị bắt cóc hay giết hại.
Những lí do khiến chúng ta thương tiếc người xa lạ rất khác nhau và riêng tư, duy chỉ có điều này là chắc chắn: sự tiếc thương ấy là niềm an ủi lớn đối với những gia đình mất đi người thân yêu.