Không và Vô Lượng (Zero and Infinity)
Lê Huy Trứ Thông thường, chỉ cổ bài tây mới có 2 con bài jokers. Tương tự như vậy, nói theo ngôn ngữ Phật Giáo là hai tên hề khùng nhị nguyên ‘Không và vô lượng’ (zero and infinity) này là một công án của vật lý học. Chúng nó là hai thái cực đối ngược trong những con số ...
Lê Huy Trứ
Thông thường, chỉ cổ bài tây mới có 2 con bài jokers. Tương tự như vậy, nói theo ngôn ngữ Phật Giáo là hai tên hề khùng nhị nguyên ‘Không và vô lượng’ (zero and infinity) này là một công án của vật lý học. Chúng nó là hai thái cực đối ngược trong những con số nguyên của khoa học hiện đại. Thực vậy, ‘Không và Có’ là 2 mặt của một đồng tiền, âm dương. Không ngược với Có; hay không = có và có = không; tuy không không phải là có? Hình như Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Giáo đã có viết kỳ cục khó hiểu như vậy?
William C. Gough, “A new deck of 52 cards usually has two jokers. Likewise, there are two jokers that bedevil physics — zero and infinity. They represent powerful adversaries at either end of the realm of numbers that we use in modern science. Yet, zero and infinity are two sides of the same coin — equal and opposite, yin and yang.” (Foundation for Mind-Being Research Editorial, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY, Mar 2002)
Zero là tất cả các vấn nạn lớn của vật lý tương tự như chữ Không (emptiness) trong Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra.) Tuy nhiên con số Không (zero) này chỉ là một phần của chữ Không (Emptiness) đã được công thức Bát Nhã giải ra từ cả ngàn năm về trước.
Đơn giản:
“Số Không không phải là Chữ Không cho nên Không là Không không. Không Không (double negative) là Có và cái Không Có là Có cái Không.” Điên cái đầu?
Trong Nhiệt Động Lực Học (Thermodynamics) không (zero) là một bức tường u minh lạnh lẽo cực độ không xuyên qua được. Trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, zero trở thành hố đen (black hole,) như một con quái vật nuốt chững những hành tinh đưa chúng ta vào tới những vũ trụ mới mẽ. Cái mật độ vô lượng (infinite density) của hố đen đại diện cho một mẫu số không (zero.) Big Bang được cấu tạo từ Không chính là mẫu số không (a division by zero.) Như đã nói ở trên khoa học đã tái khám phá những gì Đức Thế Tôn đã giác ngộ hơn 2.5 thiên kỷ về trước.
Trong Cơ Khí Lượng Tử (Quantum Mechanics,) vô lượng năng lượng của chân không là mẫu số không (division by zero) và là trách nhiệm kỳ lạ cho nguồn năng lượng – một ma lực phát huy bởi tất cả toàn Không. Vì chia bởi zero tiêu diệt nền tản của toán học và cơ sở luận lý – và đe dọa làm suy yếu cái rất căn bản của khoa học hiện đại.
William C. Gough, “Zero is behind all of the big puzzles in physics. In thermodynamics, a zero became an uncross-able barrier: the coldest temperature possible. In Einstein’s theory of general relativity, a zero became a black hole, a monstrous star that swallows entire suns and can lead us into new worlds. The infinite density of the black hole represents a division by zero. The big bang creation from the void is a division by zero. In quantum mechanics, the infinite energy of the vacuum is a division by zero and is responsible for a bizarre source of energy — a phantom force exerted by nothing at all. Yet dividing by zero destroys the fabric of mathematics and the framework of logic — and threatens to undermine the very basis of science.” (THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY, Mar 2002)
Cái Không là công án tối thượng trong trong vật lý học cũng như trong Phật Pháp. Như tâm thức miêu tả ở trên, và như miêu tả trong Nhiệt Động Lực Học (Thermodynamics,) cái Không trở thành một hàng rào bất khả vượt qua: có thể nhiệt độ lạnh tuyệt đối. Phật Giáo gọi là bất khả tư nghị. Trong lý thuyết Tương Đối Tổng Quát (General Relativity) của Einstein, cái Không trở thành hố đen (black hole,) như một hành tinh vĩ đại nuốt chững tất cả mặt trời và đưa chúng ta vào trong những thế giới mới, 5% cõi sắc (matter, energy) lẫn 95% cõi vô sắc (dark matter, dark energy.)
Tôi mạo muội y kinh giảng nghĩa lẫn ly kinh đồng Phật thuyết. Đức Thế Tôn nói: Những điều ta biết như đám lá trên rừng đó là 5% cõi sắc (matter, energy) lẫn 95% cõi vô sắc và năng lượng tối (dark matter, dark energy) và những điều ta dạy chỉ như đám lá trong lòng tay ta, ít hơn 5% cõi sắc (matter, energy.)
Thiền Sư Vân Môn đã gần thấy được cái cõi tối đó khi dạy chúng:
– Mỗi người có ánh sáng, xem thì chẳng thấy, tối lờ mờ.
(Thế Giới Nhất Hoa, 353. Vân Môn – Kho bếp ba cửa, Xuất nhất khẩu khí)
Nhưng khi tự nói tiếp thì hình như ngài ‘không biết’ đó là cái quái gở gì mà chỉ may mắn buột miệng đoán mò?
Cái mật độ vô lượng (infinite density, cái vô lượng vô minh ) của hố đen đại diện cho pháp (dharma trong Phật Giáo) chia cho số Không (a division by zero, mẫu số không.) Cấu tạo của Big Bang từ chân Không là mẫu số không (chia bởi con số Zero.) Tôi gọi đó là từ Không mà Có mà Có cũng như Không. Trong Khoa Học Kỷ Thuật Lượng Tử (quantum mechanics,) cái vô lượng chân lực (Tam Muội Chân Hỏa) của Chân Như (chân Không, Như Không, void, emptiness) là mẫu số Không (a division by zero, mẹ của số không) và là nguyên do (nhân duyên) của một năng lực kỳ lạ – một chân lực ma quái phát huy bởi không của không (emptiness of emptiness.)
Một vài kẻ trí tuệ cũng đã biết cái không hút đầy cái có rồi nhả ra…thâu vào nhả ra, rồi hút vào… Tương tự như luật hấp dẫn, đàn hồi, co dản, nhiệt độ thay đổi (heat loss,) …trong khoa học vật lý. Không (vacuum) hấp dẫn cái Có. Đó là nguyên tắc từ không mà có.
Như đã nói ở trên, đa số đều quan tâm, nếu công nhận chia bởi số Zero thì sẽ phá hủy lớp vải bọc của toán học và kiến trúc của suy luận lẫn đe dọa cho và làm suy yếu căn bản của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, nếu chấp nhận định đề ‘mẫu số không’ này thì chúng ta có thể chứng minh tất cả không tưởng (impossible.) Có thể đây là giấc mộng của Stephen Hawking khi giới thiệu lý thuyết của tất cả (Theory of Everything.)
Tử số (số con) chia cho con số zero trong toán học hay mẫu số không (số mẹ) chỉ là quan niệm ‘ấn tượng chánh định’ (math symbol, concept, nghĩa bóng của danh tự) chứ thật ra mẫu số chung không phải là chia cho con số thật (real) zero mà là con số hư ảo (ảo đây không phải là mathematical imaginary) không là Không của Không chia cho Không (emptiness of emptiness.)
Tôi diễn tả theo ‘tâm thức chánh định:’ Không có ‘ấn tượng chánh định,’ ‘cái duyên’ mẫu số (denominator, số mẹ) để bị chia, không có ‘cái nhân’ tử số (numerator, số con) để chia, và để mà có ‘kết quả’ số chia (fraction.)
Vậy thì ‘ấn tượng chánh định’ và ‘tâm thức chánh định’ khác hay không khác? Khác ‘không Quán không’ hay không khác ‘không Quán có?’
Trong kinh Giải Thâm Mật, Bồ Tát Di Lặc hỏi Thế Tôn rằng, “Bạch Đức Thế Tôn, Ấn tượng chánh định của Quán cùng với tâm thức chánh định nên nói là khác hay không khác?”
Thế Tôn dạy rằng, “Nên nói không khác.”
Thưa Thế Tôn vì sao không khác?
Thiện nam tử, Như Lai nói cái gì thức biết thì cái ấy chỉ do thức hiện.
Bạch Thế Tôn nếu ấn tượng tâm thức không khác tâm thức thì làm thế nào tâm thức trở lại nhận lấy tâm thức.
Đức Phật trả lời: Thiện nam tử! ở đây không có chút Pháp nào nhận lấy chút Pháp nào mà chính tâm thức khi sinh ra như thế nào thì hình thành ấn tượng như thế đó.
3 vòng tâm thức đầy ấn tượng dưới đây đơn giản hóa câu hỏi của Bồ Tát Di Lặc và câu trả lời của Đức Thế Tôn:
Từ trong ra ngoài:
– Con người và chúng sinh nên nói là khác hay không khác?
– Chúng sinh và vũ trụ nên nói là khác hay không khác?
Từ ngoài vào trong:
– Vũ trụ và chúng sinh nên nói là khác hay không khác?
– Chúng sinh và con người nên nói là khác hay không khác?
Không ngoài, không trong:
– Vũ trụ, chúng sinh và con người nên nói là khác hay không khác?
Thêm nữa:
Vũ trụ = chúng sinh + nhân sinh +……?
Chúng sinh = con người + súc sinh?
Con người là động vật có trí thông minh hơn tất cả động vật?
Thí dụ tương tự, trong 3 vòng pháp luân đó:
- Nghiệp tướng và Năng lượng (energy) khác hay không khác?
- Cảnh giới tướng và Vật chất (matter) khác hay không khác?
- Chuyển tướng và Tin tức (information) khác hay không khác?
Nếu,
Nghiệp tướng là Năng lượng (energy), Cảnh giới tướng là Vật chất (matter) và Chuyển tướng là Tin tức (information) thì cả 3 đồng một thể hay tam thể bất đồng?
Tôi xin lìa kinh nhưng như ý Đức Thế Tôn đã dạy để tạm giải thích: “Không có chút [vòng] Pháp [Luân] nào nhận lấy chút [vòng] Pháp [Luân] nào mà chính [vòng] tâm thức khi sinh ra như thế nào thì hình thành [vòng] ấn tượng như thế đó.”
Ba vòng Pháp Luân đơn giản trên ví như ‘nhất tiễn hạ tam điêu’ đã giải luôn 3 công án cùng một lúc:
Trong Thế Giới Nhất Hoa, 365. Sùng Sơn – Muôn pháp về một, Vũ tích thanh, ở trên.
Thiền sư Sùng Sơn ra công án ‘Muôn pháp về một’ rồi hứa: “Bất cứ ai tức khắc vượt qua hai cổng này tôi sẽ Ấn Khả cho?”
Vì ngài biết chắc, không một người nào trong buổi ngài diễn thuyết đó có đầy đủ nhân duyên, cùng với tâm thức sáng suốt và trí tuệ cao siêu để tức khắc đốn ngộ nên ngài hứa hão là ai trã lời được (giác ngộ) và vượt qua 2 công án (giải thoát) này thì ngài sẽ ‘Ấn Khả’ cho?
Hay nói khác hơn là ‘kinh không Thế Vân Tung’ của chính ngài cũng chưa vượt qua nổi 2 cổng “vô môn’ đó? Thiền Sư Sùng Sơn cũng có thể chưa được sư phụ mình Ấn Khả cái Tâm Thức ‘hai không cổng’ bất nhị này?
Tuy nhiên nếu Thiền Sư Sùng Sơn dạy chúng đệ tử như sau thì có thể không có công án từ đầu:
3 pháp luân về một tâm điểm. Một điểm tâm đó về chỗ nào?
Không tâm thức, không ấn tượng. Vậy thì cái bản lai gì là không?”
Làm sao tức khắc vượt qua hai cổng tâm thức và ấn tượng này?
Ngài cũng nên nói:
“Muôn tỷ pháp về một điểm. Một điểm (sở trụ) ở đâu?
Chẳng vòng số một, chẳng vòng số không. Vậy là vòng gì?
Làm sao tức khắc thoát ra hai vòng có và không này?
Nhưng Đức Thế Tôn trả lời: ‘Tâm thức và ấn tượng không khác’ thì làm gì có ngay cả 1 cổng để vượt qua vượt lại hay một vòng để thoát ra thoát vô? Vì tương tự như toán học định nghĩa, nhất điểm là một đường (line) trong một chiều (one dimension.) Hay thâm diệu hơn nhất điểm là điểm không chiều (zero dimension) không sở trong không gian lẫn không trụ với thời gian để mà đến đi.
Câu Kinh Kim Cương đã rõ nghĩa trên: “Phàm có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, liền thấy Như Lai.” Thấy bản lai vô nhất vật?
Muốn đi xuyên qua cái cổng không thể luận bàn này thì phải dùng đến phương trình giác ngộ Tâm Kinh và công thức Bát Nhã Ba La Mật Đa mới ‘giải’ được cái ‘không biết’ đó. Nhân sinh cố công giải thoát cái ‘bổn lai vô nhất vật’ mà họ vẫn lầm tưởng là nó bị vướng mắc trong bụi không gian lẫn thời gian hư ảo nên chưa thấy được ‘vô nhất như’ (non-oneness.)
Như nhiều học giả, thượng tri thức, khoa học gia Tây Phương đã khẳng định: “Phật Giáo không những chứng minh khoa học mà Phật Giáo bắt đầu và vượt xa những gì khoa học dừng lại.” Phật pháp thần thông quảng đại, trí tuệ vô biên, không bờ không bến, trong khi đó khoa học nhân văn luôn luôn thay đổi nay trúng mai sai vì bị hạn chế bởi ‘kiến thức ấn tượng,’ ‘tâm thức sai lạc’ của 18 căn trần thức cấu tạo bởi ‘ngũ uẩn giai không.’
Trước khi sinh ra, ngũ uẩn đã luôn giai không, dĩ nhiên không có 18 căn trần thức; sau khi tử, ngũ uẩn trở về với giai không, cũng không có 18 căn trần thức. Tuy nhiên, nhục thân có thể diệt nhưng pháp thân bất diệt.
Từ hạt bụi trở thành hạt bụi rồi trở về với hạt bụi. Như Trịnh Công Sơn diễn tả đầy thiền tính trong bài ca Cát Bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Rồi một mai tôi trở về cát bụi. Ôi cát bụi miệt mài, cuộc trần ai một kiếp rong chơi…”
Cái Chân Không, Nhất Như, hay là vô nhất vật, mà kinh điển Hindu (Bà La Môn) và Phật Giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana,) bất nhị (nondualism) hay Đáo Bĩ Ngạn và theo Đại Thừa là sắc không, không sắc của Như Lai Thiền hình như cũng chỉ là bản thể tương đối trong ‘tâm tưởng tuyệt đối’ chứ thật sự chưa phải là thực tại hoàn toàn tuyệt đối, sắc là sắc, không là không. Khi đang viết cuốn sách Vô Tự Kinh, tôi đã cứ tưởng Niết Bàn là điểm hoàn toàn rốt ráo cao hơn bản thể tương đối của nghĩa lý thiền: sắc tức là không, không tức là sắc. Cùng kinh qua những gì đã tư duy, nghiên cứu mà biết được. Qua những giải thích, giảng luận và tranh luận của đại đa số cao nhân và tiền nhân nhưng có thể lúc đó tôi thấy nhưng chưa Giác và biết mà chưa Ngộ. Trong khi viết Vô Tự Kinh tôi đã ‘tiệm ngộ’ hay có thể “ngộ nhầm Không,” như Tổ Sư Thiền nói: Sắc không là không sắc, không không là không không, tưởng đó là vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Vậy thì 3 pháp thiền trên phép nào đúng? Nếu cái này đúng thì 2 cái kia không đúng? Cái đó không đúng thì cái này hoặc cái kia có một cái không đúng, đúng không? Vậy thì, cái nào đúng? Cái này, hay cái nọ, hay cái kia?
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Như Lai nói rằng, “Khi còn sinh tử mà nói về Niết Bàn thì Niết Bàn cũng là sinh tử.” Sinh tử niết bàn và niết bàn sinh tử nên nói khác hay không khác?
Tâm sanh pháp hiện, vạn vật hiện hữu; tâm diệt vạn vật trở về không? Sắc Tâm hoại diệt nhưng Chân Tâm thì kim cương bất hoại. Niêm hoa vi tiếu chỉ là cái đốn ngộ ‘biết,’ tâm truyền tâm, giữa Ma Ha Ca Diếp và Như Lai làm cho đa số các đệ tử của Đức Phật đều không biết, thấy mà không hiểu. Không biết Đức Thế Tôn có chủ tâm đạo diễn cái trò ‘múa hoa’ này trước khi đăng đàn hay là chỉ tình cờ ‘phất hoa’ đuổi ruồi mà sáng tạo ra một pháp thượng thừa? Cũng không biết Ca Diếp có thật biết cái ý truyền ý, bất truyền ngữ này của Đức Phật hay cũng Si như các đệ tử khác thật sự ‘không biết’ chỉ thấy Đức Phật múa may cái gì trông ngộ nghĩnh, yểu điệu như con gái nên bổng nhiên mĩm cười? Hay có thể cả thầy lẫn trò đều ‘diễu dở’ trước khi mở màn? Đức Thế Tôn phải đối xữ thế nào nếu lúc đó tất cả mọi người đều phá lên cười to, chỉ có Ca Diếp là không cười?
Tích nhựt Linh thứu cử niêm hoa.
Ca Diếp nhứt nhơn độc vi tiếu.
Kim triêu lão tăng niêm trụ thượng.
Pháp giới hàm linh tiếu, tiếu, tiếu!
Dịch:
Ngày xưa Linh thứu Phật niêm hoa.
Ca Diếp một mình cười mỉm chi.
Lão nạp sáng nay nhấc trụ trượng.
Trời thần, ma quỷ cười ha, ha!
(Thế Giới Nhất Hoa, 190. “Chiếc gậy lão tăng” Thơ sư Ấn Giác, Ngôn hành nhất trí)
Sư Chân Tế nói:
– Người người nghe tiếng cười ấy, đều tỏ ngộ.
Nếu chúng ta Ngộ được cái ‘không biết,’ nhập vào không của không đó thì chúng ta đại ngộ tuyệt đối hoàn toàn, vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Một hôm, Thiền sư Cổ Phong ngồi trên pháp tòa cầm gậy thiền đập lên bàn ba lần và làm bài thơ đọc vào sáng sớm như sau:
– Nếu muốn được hiểu biết thì bạn sẽ không biết.
Đạt đến chỗ ‘KHÔNG BIẾT’ (Don’t know,) đó thật là Tự Tánh.
Sư nói tiếp:
– Đức Phật ngồi tu dưới cội Bồ Đề suốt sáu năm chỉ một điều KHÔNG BIẾT. Bồ Đề Đạt Ma ngồi tại động chùa Thiếu Lâm, ngó vách chín năm cũng KHÔNG BIẾT. Nếu biết, sẽ lao vào địa ngục như tên bắn. Nếu đạt đến KHÔNG BIẾT, các vị sẽ được đầu Phật và thân Bồ Đề Đạt Ma.
(Thế Giới Nhất Hoa, 195. Đạt đến KHÔNG BIẾT là Tự Tánh, Bất thức)
Tôi nghĩ: Có thể là tự tánh sư biết không biết thật?
Hèn gì trong Kinh Kim Cang, các Tổ đã biết trước cái không biết như vậy nên mập mờ nói: “Phàm có hình tướng điều là hư dối. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.”
Tức là thấy được bản lai diện mục của chính mình? Mà cái bản lai diện mục đó nguyên hình của nó giống cái gì? Giống con giáp nào? Đẹp như lai hay xấu như ma?
Ngược lại:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”
Tức là không thấy được bản lai diện mục của chính mình? Mà cái bản lai diện mục đó nguyên hình của nó không giống cái gì? Không giống con giáp nào?
Thú thật, tôi không cố tâm đi tìm cái nhất thể tuyệt đối nhưng đột nhiên tôi đã có đôi chút suy tư bằng cách song song viết ra vài bài tiểu luận ‘vệ tinh’ của Vô Tự Kinh. Bây giờ thì cũng u muội, vô minh như trước nhưng tôi xin nói đi nói lại, vì theo tục ngữ: Quân tử nhất ngôn là quân tử dại. Quân tử nói đi nói lại mới là quân tử khôn. Đó là, đáo bĩ ngạn trở lại bờ bên kia chỉ là bước bắt đầu để đi tới cõi Niết Bàn và Niết Bàn chỉ là điểm bắt đầu (sinh) của điểm chấm dứt (tử) trên quả cầu (sphere) chứ chưa phải là vô thỉ vô chung, chưa phải là cứu cánh tối hậu của Tri Kiến Phật, hay bản lai diện mục không đến không đi của Như Lai. Mà Như Lai là vô không gian và vô thời gian để mà đi đến, đến đi hay trở về, bĩ ngạn hay đáo bĩ ngạn.
Tôi xin mượn ý của Nguyễn Công Trứ, tự thừa nhận nghiệp căn trần còn nặng, tâm còn mơ hồ, còn nhiều vô minh lầm lạc với đầy tham sân si mà bờ cõi bên kia còn xa vời mù mịt phía trước để mà mong đi đến:
“Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai…”
(Nguyễn Công Trứ, Vịnh Phật)
Cái long tranh hổ đấu nhị nguyên, cái thách thức lớn nhất cho những vật lý gia hôm nay là làm cách nào để tiến hành hòa giải giữa thuyết tương đối tổng quát (general relativity) và cơ khí lượng tử (quantum mechanics,) tương tự như những tranh luận bất đồng giữa Đại Thừa và Nguyên Thủy trong Phật Giáo. Đáng tiếc là hai trụ cột (pillars) này của khoa học hiện đại tương tự như hai Tông Đại Thừa (Nguyên Thủy châm biếm gọi là Phát Triển) và Nguyên Thủy (Đại Thừa chê thấp kém gọi là Tiểu Thừa) đều tự ràng buộc đối chọi lẫn nhau, không tương thích (incompatible,) và khó mà tương đồng (correlate) để hòa hợp hòa giải (harmonious reconciliation.)
William C. Gough, “The biggest challenge to todays physicists is how to reconcile general relativity and quantum mechanics. However, these two pillars of modern science were bound to be incompatible.”
Tuy nhiên, nếu chúng ta ngộ ra tất cả chỉ là Pháp, và tất cả chỉ là phương tiện để đạt đến cùng cứu cánh thì làm gì có vấn đề tiên khởi để mà hòa giải hòa hợp?
Cái vũ trụ của thuyết tương đối tổng quát (General Relativity) của Albert Einstein ví như là một cái chăn bằng cao su tương tự như cái lưới Đế Châu trong Phật Giáo (Indra Net in Buddhism.) Nó tiếp tục trôi, co giản, không bao giờ bén sắc, không bao giờ sắc nhọn. Kỷ thuật lượng tử (quantum mechanics,) ngược lại, mô tả như gập ghềnh và vũ trụ gián đoạn (discontinuous universe.) Cái mẫu số chung và cái nhị nguyên của hai lý thuyết đó là cái Không (con số zero.) Cái vô cực Không của u minh (the infinite zero of a black hole) – tỉ tỉ vật đặt vào trong điểm Không (không không gian,) không gian cuộn lại vô cực – đâm thủng một lỗ sâu (worm hole) của lưới Đế Châu như đã được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm, hay Vũ trụ trong hạt cải (The Universe in a Nutshell) của Stephen William Hawking.
Vũ trụ có thể có một thứ giống như vật chất được gọi là “năng lượng chân không” (vacuum energy,) năng lượng chân không hiện diện ngay cả trong không gian trống rỗng. Từ phương trình nổi tiếng của Einstein, E=mc2, năng lượng chân không này có một khối lượng vô biên [được diễn tả như tam muội chân hỏa trong kinh điển của Phật Giáo.]
Tuy nhiên, cái công thức nổi tiếng trên của Einstein không thể chứng minh được chân không trừ khi phương trình đó ‘phân chia bởi Không’ (divide-able by void, enter the emptiness.) Cùng cuộn trong cõi Niết Bàn tỉnh tĩnh tịnh, không gian và thời gian ngưng đọng.
“The universe of general relativity is a smooth rubber sheet [Indra net in Buddhism. THL] It is continuous and flowing, never sharp, never pointy. Quantum mechanics, on the other hand, describes a jerky and discontinuous universe. What the two theories have in common — and what they clash over — is zero.” “The infinite zero of a black hole — mass crammed into zero space, curving space infinitely — punches a hole in the smooth rubber sheet. The equations of general relativity cannot deal with the sharpness of zero. In a black hole, space and time are meaningless.” (Unknown Source)
Tất cả những kết quả này đều có thể chứng minh bằng toán học, và so sánh với một số quan niệm trong triết lý Phật Giáo để chúng ta có thể quán chiếu dễ dàng.
Trong thuyết tương đối, đối với một quan sát viên đứng yên thì kích thước của một vật đang di chuyển sẽ càng thu nhỏ hay ngắn lại nếu vận tốc di chuyển của vật đó càng tăng, và vật đó sẽ biến mất dưới con mắt của quan sát viên khi vận tốc đạt gần tới vận tốc của ánh sáng trong chân không.
Trong Phật Giáo, quan niệm mang núi Tu Di đặt trên đầu một sợi lông mà núi không hề thu nhỏ lại cũng như đầu sợi lông không cần phải nở rộng ra không phải hoàn toàn là một quan niệm hoang tưởng, nếu chúng ta ý thức được rõ tính tương đối du hành của không gian lượng tử. Đó cũng là ý nghĩa trong kinh: không tăng không giảm, không thêm không bớt, và sắc bất thị không, không bất thị sắc, như điện như ảo của vũ trụ hư vô (holographic universe.) Nên hiểu đây chỉ là diễn tả tâm thức không phải ấn tượng thực hành. Vậy thì, quán tâm thức và quán ấn tượng nên nói khác hay không khác? Hình như Phật dạy: “Nên nói không khác!” Vậy thì, không nên nói khác?
Khoa học mới khám phá ra tổng số của energy của tất cả vật chất trong vũ trụ triệt tiêu với con số Không (zero.) Nhưng chỉ những khoa học gia nào có đọc một chút về Phật Pháp mới biết con số zero (0) đó không phải là 0 mà là Ɵ (Không, emptiness). Thông minh hơn nữa, họ còn biết cân đo kích thước và trọng lượng của vũ trụ hiện hữu nhưng họ đã đo kết quả sai vì họ vẫn chưa ngộ được chữ Không trong đạo Phật.
Khoa học Cơ Khí Lượng Tử (Quantum mechanics) cũng có vấn đề tương tự, vấn đề liên quan đến cái điểm không năng lượng (vô chân hỏa.) Những luật của Cơ Khí Lượng Tử xem như những hạt (particles) như âm điện tử (electron) được xem như là những điểm (points) qua quan sát của nhục nhãn; đó là, chúng không chiếm một khoảng không gian nào cả. Âm điện tử (electron) là vật không thể tích (volumeless?) và với bản tính tự nhiên như không (zerolike) đảm bảo rằng những khoa học gia ngày nay cũng không biết hết về thể và lực của nó. Vật chất nhỏ nhất được biết hiện nay là Electron hay Quark?
Một hạt nhân quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quarks mới sanh ra quả vật chất, vũ trụ. Nếu tách rời các hạt quarks thì vật chất vũ trụ biến mất. Phải cần một năng lượng vô cùng vĩ đại của quang minh tam muội mới tách rời các hạt quarks này làm vật chất biến mất để du hành trong vũ trụ. Chúng ta thường nghe miêu tả những bật thánh nhân giác ngộ có thần thông, có thể đi xuyên qua vật chất, đi xuyên qua tường, nhưng thật sự hay đúng ra là vật chất biến mất trước họ hay vật chất đi xuyên qua họ cũng như tạng quang minh (bức xạ ánh tuyến) hay tam muội chân hỏa (energy) đi xuyên qua cơ thể chúng sinh mà chúng ta không hay biết. Đây là phương pháp đi xuyên qua black hole/worm hole để đi tới vũ trụ khác trong sátna.
Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy, ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên, vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy, bản chất của cảm giác là điện (electron là điện tử mang điện tích âm) đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật khi chạm vào sắc (form) bị ‘điện giật’ đều tưởng là cảm thọ thật hữu sắc. Đau khổ và khoái lạc cũng từ cảm thọ cái điện giựt sướng đau muốn chết ‘dữ sợ ni.’ Cũng vì tâm thức cảm thọ này mới khởi sanh ấn tượng ái dục nhu tình, lẫn ái thú đau thương. Chỉ có chúng sinh trong cõi Tabà và nhất là con người mới may mắn có được cảm thọ sung sướng tuyệt vời nhất trên đời này.
Phật Giáo gọi hạt nhỏ nhất trong vũ trụ là Lân Hư Trần. Nhỏ hơn bất cứ gì khoa học cố tìm kiếm. Vậy thì, “Cái gì là bản lai diện mục của hạt Lân Hư Trần?”
Nhưng bằng cách nào mà những vật lý gia không biết cái gì mình đã đo đạt được? Nói cách khác, tại sao họ không biết cái họ đo lường được là cái quái gì? Họ biết đo lường được cái họ không biết?
Theo quy tắc của cơ khí lượng tử, vô sắc tướng âm điện tử (zero-dimensional electron) có vô lượng thể và vô cực lực. Như điểm vô sắc chân hỏa (zero-point energy) của lượng tử chân không (quantum vacuum,) những khoa học gia đã học bài học tránh né vô lượng tướng và vô cực hấp lực (infinite mass and infinite charge) của âm điện tử vì vô minh không chứng minh được. Làm như vậy bằng cách đi tới khoảng cách zero từ âm điện tử khi họ tính toán cái thể và lực thực tại, bản lai diện mục của hạt Lân Hư Trần; họ tự ấn định giới hạn bằng cách dừng ngay tại số Không (zero) trước một khoảng cách tùy tâm ý vì họ chưa chứng minh được làm sao để đạt được tới cái không đó chứ đừng nói chi đi xuyên qua ‘không có.’ Tôi cũng chưa từng thấy bất cứ kinh điển nào dạy cách đi xuyên qua cái ‘không có’ đó? Đây là vấn nạn nan giải của khoa học và cũng là công án bất khả đắc trong Phật Giáo vì đa số chưa chiếu kiến được cái ‘không có’ đó đi xuyên qua cái ‘có không’ thay vì mong tìm ‘cái có’ đi tới ‘cái không.’ Các nhà khoa học đều hiểu ngầm rằng ai ai cũng tày khôn bàn luận vể thuyết General Relativity của Albert Einstein nhưng thật ra chỉ có vài ba người thật sự hiểu về nó. Cũng như đa số chúng ta thường nghe như vịt nghe sấm và lập lại như con két ‘Sắc bất thị Không, Không bất thị Sắc,’ mà không thật sự biết (kiến ngộ) bản lai nó là cái gì?
Câu trã lời nằm trong chữ Không. Khoa học có thể đo lường được cái Không, Phật Tử thường nghe giảng về chữ không chứ đa số người giảng lẫn kẻ nghe giảng không thật sự biết thấy được nguyên hình của Không là cái chi chi? Có thể vì vậy mà chúng ta không bao giờ điểm được tâm không vì không thấy không thì làm sao thấy mà điểm được tâm của không?
Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals, trang 117, Egerton C. Baptist) Tác giả, Tiến Sĩ Sri Dhammanand nhận xét rất trung thực: “Khoa học không thể đưa ra một sự đoan chắc. Nhưng Phật-giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử, nên kiến thức siêu phàm của Phật-giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học.” (Science can give no assurance herein. But Budhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundente knowledge of Budhism begins where science leaves off.)
Nói theo ngôn ngữ toán học, mẫu số -X hay +X đi tới zero chứ không thể bằng zero, hay từ gần bằng zero đi tới +/- X. X đi tới + vô cực hay – vô cực nhưng không thể bằng vô cực, hay từ gần bằng vô cực đi tới X vì nếu đi xuyên qua Không và Vô Cực (worm hole) thì có thể chúng ta lọt vào một thế giới khác không trở về được vì sợ biệt tăm mất tích, mất tin tức, ‘information lost.’
Tương tự như đi tới bờ rồi nhưng dụ dự, ngừng lại, không dám vượt biên, đáo bĩ ngạn, vì còn sở trụ, không dám buông xả, lẫn thiếu bi trí dũng vì chưa tìm ra con thuyền bát nhã không đáy.
Một khi nhà khoa học tái bình thường hóa (renormalization,) tự giới hạn mình bằng cách chọn lấy điểm chuẩn này cùng với tất cả tính toán dùng “thật” thể và lực đồng điệu với nhau thì họ không bao giờ có thể vượt qua giới hạn đó được. Mong chi đến chuyện trở về từ giới hạn bên kia. Dr. Richard Feynman, cũng là một học giả uyên thâm Phật Giáo gọi đó là một “quá trình khùng điên” (a dippy process.) Nói theo quan niệm Phật Giáo là trở lại vô minh, đáo vô minh.
“Quantum mechanics has a similar problem, a problem related to the zero-point energy. The laws of quantum mechanics treat particles such as the electron as points; that is, they take up no space at all. The electron is a zero-dimensional object, and its very zerolike nature ensures that scientists don’t even know the electron’s mass or charge.” But, how could physicists not know something that has been measured? The answer lies with zero. According to the rules of quantum mechanics, the zero-dimensional electron has infinite mass and infinite charge. As with the zero-point energy of the quantum vacuum, “scientists learned to ignore the infinite mass and charge of the electron. They do this by not going all the way to zero distance from the electron when they calculate the electron’s true mass and charge; they stop short of zero at an arbitrary distance. Once a scientist chooses a suitably close distance, all the calculations using the “true” mass and charge agree with one another.” This is known as renormalization — the physicist Dr. Richard Feynman, Noble Laureate for Physics, called it “a dippy process.” (Unknown Source)
Dẫn đầu phương pháp tiếp cận để thống nhất thuyết lượng tử và tương đối rộng (quantum theory and general relativity) là thuyết khổn tiên thằng (string theory, thuyết tơ trời.) Trong thuyết khổn tiên thằng mỗi phân tử của hạt là hợp thể của độc tiên thằng và tất cả sợi dây này giống như một. Tất cả những bản thể và lực khác đều như nhau. Những khắc biệt giữa những hạt tương ứng phát sinh lạc cung đàn – tạo ra những bản ngã độc nhất (fingerprints.) Từ đó, những gì xuất hiện là những cơ bản hạt với những ghi chú thực tại trên nền tản sợi dây. Trong thuyết tơ trời Không (zero) bị trục xuất từ vũ trụ; không có chuyện không không gian (zero distance) hay không thời gian (zero time.) Do đó, tất cả vô lượng vấn đề của cơ khí lượng tử được chứng minh.
“The leading approach to unifying quantum theory and general relativity is string theory. In string theory, each elemental particle is composed of a single string and all strings are identical. The “stuff” of all matter and all forces is the same. Differences between the particles arise because their respective strings undergo different resonant vibrational patterns — giving them unique fingerprints. Hence, what appear to be different elementary particles are actually different notes on a fundamental string. In string theory zero has been banished from the universe; there is no such thing as zero distance or zero time. Hence, all the infinity problems of quantum mechanics are solved.” (William C. Gough, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY)
Tuy nhiên, có một cái giá mà chúng ta phải trả vì trục xuất cái Không (zero) và vô cực. Cái tầm vóc của sợi tơ thông thường trong thuyết khổn tiên thằng là đơn vị khoảng cách Planck (Planck length, i.e., about 10-33 centimeters.) Cái này hơn hằng ngàn tỷ lần nhỏ hơn hầu hết những máy do thám lượng tử chúng ta có thể quan sát được bởi 18 căn trần thức.
Khi Thiền sư Mãn Không cư trú tại đài Kim Sơn ở chùa Định Huệ, Thiền sư Huệ Phong
đến thăm viếng, nói:
– Người xưa bảo, sai một đường tơ, đất trời ngăn cách.
Mãn Không đáp:
– Dù không sai một đường tơ trời đất cũng đã ngăn cách rồi.
(Thế Giới Nhất Hoa, 142. Đất trời ngăn cách, Càn khôn độc bộ)
Tôi thắc mắc:
– Khoảng cách sai biệt của một đường tơ đó là bao nhiêu, vô lượng? 10+33 centimeters?
– Khoảng cách không sai biệt của một đường tơ đó là không bao nhiêu, vô không? 10-33 centimeters?
Những lý thuyết thống nhất (unifying theories) này mô tả những tâm điểm của những hố đen và giải thích nhất điểm (singularity, nhất nguyên) của vũ trụ nổ (big bang) thật xa vời như vô thủy vô chung để mà biết đích xác? Cái mẫu hình của vũ trụ mà các nhà lý thuyết về thuyết tơ trời và thiên văn học phát triển có thể chính xác trong toán học, cái tuyệt đẹp và phù hợp hình như giải thích được thực tại vũ trụ – vì chưa được gọi là tuyệt đối sai. Dĩ nhiên, cái như thị nầy của khoa học chưa phải là như thị trong Phật Giáo; nó chưa được các bồ tát cho là hoa đốm giữa hư không? Những mô hình/lý thuyết, triết lý và tôn giáo vẫn tiếp tục hiện hữu và cải thiện. Tuy nhiên, bởi vì Không và Vô Cực; không bao giờ chứng minh được. Những gì khoa học biết là vũ trụ sinh ra từ Không (zero, emptiness,) đi tới tận cùng của vô lượng cực rồi bị kéo lại (pull back) hút vào chân không (lỗ đen, emptiness) và trở về với Không từ nơi nó đến nhờ một lực hấp dẫn (law of attraction) và rung động (law of vibration) vô hình của nhân quả và duyên khởi (dependent originations.)
Vậy thì mỗi chu kỳ này là bao lâu: 14 tỷ 7 năm hơn lúc vũ trụ co lại để từ có ra không, ngưng đọng, rồi mất 14 tỷ 7 năm hơn nữa lúc nó giản nở từ không ra có. Từ sắc (partles) ra không (wave forms,) từ không ra sắc. Nhưng trong thiền định thì chỉ vài sátna cho tới vài phút hay vài giờ tuy theo công phu tu hành cùng căn cơ lẫn trí tuệ của hành giả.
Đại thiên thế giới thôn thổ khách.
Tàng thân long giác quá bích hải.
Thiên cực Kim Cương pháp khởi thể.
Mang mang hà thủy cổ Phật tâm.
Dịch:
Đại thiên thế giới, nuốt nôn ra.
Thân ẩn sừng rồng vượt biển qua.
Pháp thể Kim Cương xuyên vũ trụ.
Mênh mông tâm Phật khắp giang hà.
(Thế Giới Nhất Hoa, 155. “Biển xanh” thơ Mãn Không, Cổ Phật tâm)
Chỉ có Tâm Không mới nhận ra vũ trụ là không có thật (chiếu kiến vũ trụ giai không) nên ngài Hộ Pháp (Dharmapàla,) xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) của Bồ Tát Thế Thân (世親 Vasubandhu,) đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán Văn trong đó có câu tổng kết, “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi – dục giới, sắc giới, vô sắc giới – đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện.” Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.” Phải không có sở trụ mới ngộ ra cái tâm ấy là Không, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.
Kinh Hoa Nghiêm, (Avatamsaka,) “Tất cả từ tâm tạo,” từ không ra có, rồi đáo bĩ ngạn và tương tự như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã diễn tả về cái tâm tạo hóa này cả ngàn năm về trước. Tất cả vô thường từ không mà có và có cũng như không.
“Dubito, ergo cogito, ergo sum. ‘I doubt; therefore, I think, therefore I am,’” René Descartes
‘Tôi nghi, do đó tôi nghĩ tôi chấp ngã.’ René Descartes. Hay, bởi vì tôi nghĩ nhầm nên tất cả đoạn trường xãy ra là do tội nghĩ bậy mà ra. Tất cả xấu tốt từ tâm tư duy vô minh, rồi tự động tạo ra cái có nhầm lẫn đó?
Mà Tâm này là cái gì, từ đâu ra? Tâm là lòng như không mà như có; Lòng là tâm như có cũng như không. Lòng là lòng dường như đâu cũng có. Tâm là tâm dù có cũng như không. Giác rồi thì chợt bừng lên như lửa sáng. Ngộ rồi thì là một tiếng sét hư không.
(Phỏng theo bản nhạc Tình Có Như Không của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh: Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không…Tình là tình nhiều nơi đâu cũng có. Tình là tình dù có cũng như không… Rồi thì chợt bừng lên như lửa nóng. Rồi thì là một tiếng sét thinh không…)
“But, there is a price that we must pay to banish zero and infinity. The size of a typical string in string theory is the Planck length, i.e., about 10-33 centimeters. This is over a thousand trillion times smaller that what the most advanced particle detection equipment can observe. Are these unifying theories, that describe the centers of black holes and explain the singularity of the big bang, becoming so far removed from experiment that we will never be able to determine their correctness? The models of the universe that string theorists and cosmologists develop might be mathematically precise, beautiful and consistent and might appear to explain the nature of the universe — and yet be utterly wrong. Scientific models/theories, philosophies, and religions will continue to exist and be refined. However, because of zero and infinity, we can never have “proof.” All that science can know is that the cosmos was spawned from nothing, and will return to the nothing from whence it came.” (William C. Gough, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY)
Rằng tôi có nghe câu chuyện trong kinh: Có vị Trường Trảo Phạm Chí muốn tranh luận Pháp với Thế Tôn mà giá cho cuộc tranh luận hơn thua là thủ cấp của vị Phạm Chí nếu như bị thua. Còn Thế Tôn thì không được xưng là Nhất Thiết Trí nữa nếu bị thua.
Công án mà Phạm Chí đưa ra là: “Tất cả các Pháp Tôi đều không thọ.” (I don’t know all of your sermons.)
Câu hỏi lại của Thế Tôn là: “Cái không thọ đó Ông có thọ không?” You ‘Don’t know’ that that you do know?
Theo trong Kinh khi Thế Tôn hỏi lại thì vị Phạm Chí phất tay áo bỏ đi. Sau một thời gian ngắn, ông ta cảm nhận mình thua nên quay đầu lại dâng đầu… và không lâu sau, ông đắc quả A-La-Hán.
Tôi tư duy, những điều Đức Thế Tôn dạy như vài cọng lá trong lòng tay của ngài vậy mà nhiều bật thánh nhân như vị Phạm Chí trên còn chưa cảm thọ nổi huống gì là những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta? Vậy thì, những điều ngài biết nhưng không dạy nhiều như đám lá trên rừng đó có mấy ai trên đời này cảm thọ nổi để mà đòi cảm thọ? Nói chi đến những điều Đức Thế Tôn chưa cảm thọ hay ‘không biết?’
Rất tiếc vì chúng ta chưa biết hết vài cọng lá trí tuệ trong tay của Đức Thế Tôn nên Ngài không có thể dạy thêm về những đám lá trên rừng mà chúng ta muốn biết và có thể cũng vì vậy mà Ngài chưa cho chúng ta biết cái Ngài không biết cho nên chúng ta không biết cái ngài không biết nhưng Ngài biết chúng ta không biết cái ngài chưa biết đó?
Trong Giác Ngộ và Giải Thoát, Cư Sĩ Mãn Tự phân tích:
“Câu ‘Cái không thọ đó Ông có thọ không?’ Nói lên hai cấp độ tùy theo căn cơ để nhận lãnh, như vị Phạm Chí nhờ câu hỏi đó mà được ‘Giải Thoát’ khỏi tâm chấp thủ ‘không thọ’ đó là cấp độ thứ nhất.”
Theo Cư Sĩ Mãn Tự thì vị Phạm Chí đó chỉ giải thoát nhưng chưa tức khắc đốn ngộ. Phải cần một thời gian ngắn theo hầu học Phật mới giác ngộ đạt được quả A La Hán?
Cư Sĩ Mãn Tự nói tiếp: “Còn cấp độ thứ hai là cũng cùng câu hỏi, ‘Cái không thọ đó Ông có thọ không?’ Nếu có vị nào đọc lên câu đó mà có đáp án tức thì không qua suy nghĩ thì đó gọi là Vị ‘Giác Ngộ’…”
Còn người có đáp án tức khắc có thể tiệm ngộ lúc đó như đa số chúng ta nhưng có thể chưa giác ngộ vì không biết ‘đi tiếp’ tu hành để qua bờ giải thoát?
Cư Sĩ Mãn Tự kết luận: “Giác Ngộ- Giải Thoát là như vậy!!!”
Vậy thì tâm thức Giác Ngộ và ấn tượng Giải Thoát nên nói khác hay không khác? Cái nào có trước, cái nào có sau?
Tôi xin góp ý:
Khi mình điên mà mình không biết mình điên, đó là Giải Thoát.
Khi mình điên mà mình biết mình điên, đó là Giác Ngộ.
Tóm lại như đã nói ở trên phần thân bài:
Nếu bạn không đồng căn ý với tôi thì cái không đồng căn ý đó bạn có đồng tâm ý không?
Trích đăng từ tác phẩm Không và Vô Cực