24/05/2018, 15:34

Khôi phục và phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp thông qua trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp

Muốn cải thiện đời sống nông dân và công nhân thì không thể dựa vào nền nông nghiệp gia trưởng mang tính chất tự cấp tự túc mà chỉ có thể dựa vào một nền nông nghiệp hàng hoá. Trong thời kì áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xu hướng hiện vật hoá nền ...

Muốn cải thiện đời sống nông dân và công nhân thì không thể dựa vào nền nông nghiệp gia trưởng mang tính chất tự cấp tự túc mà chỉ có thể dựa vào một nền nông nghiệp hàng hoá. Trong thời kì áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xu hướng hiện vật hoá nền nông nghiệp được duy trì và tăng lên xu hướng kinh tế hóa bị kìm hãm. ý nghĩa và tác dụng cần có của thuế lương thực không thể phát huy được trong nền nông nghiệp tự cung tự cấp, vì số nông sản tăng lên một mức độ nào đó nếu không có trao đổi thì nó mất tác dụng kích thích. Do đó, “thuế lương thực là một bước quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến đến chế độ trao đổi xã hội chủ nghĩa bình thường về sản phẩm”.

Khác với chế độ giao nộp, trưng thu dựa trên mệnh lệnh trong thời kì thực hiện “chính sách công sản thời chiến”, cơ chế kinh tế hàng hoá cho phép đạt được các mục tiêu sau:

a. Đáp ứng nhu cầu tiền mặt của sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hoá, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong công nghiệp, khuyến khích sản xuất nông nghiệp vừa đi vào chuyên canh vừa phát triển kinh doanh tổng hợp, nhờ đó các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp được khôi phục và phát triển.

b. Đó là con đường để nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách vững chắc. Sản xuất lương thực ngày càng mang tính chất hàng hoá thì nông dân có lợi hơn và tổng số lương thực của xã hội cũng tăng lên.

c. Khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là sống động lại các ngành kinh tế và toạn bộ sinh hoạt xã hội ở thành thịu và nông thôn.

Như vậy chính sách thuế lương thực của Lênin còn bao hàm tư tưởng chuyển sang kinh doanh lương thực, được coi như một đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển sản xuất lương thực và sản xuất nông nghiệp nói chung. Theo hướng đó, nhà nước đem lại sự giúp đỡ to lớn về tài chính và kĩ thuật cho nông dân.

Nhờ quán triệt đầy đủ quan điểm của Lênin trong chính sách thuế lương thực nên đến năm 1925 sản xuất nông nghiệp nước Nga đã đạt mức trước chiến tranh (1913).

Vấn đề đặt ra là phải giải quyết hai nội dung sau:

Một là, lấy hàng công nghiệp ở đâu để trao đổi với nông dân.

Hai là, khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá bên trong nông nghiệp mới thực hiện được NEP nhưng sẽ kéo theo sự khôi phục và kính trích xu hướng tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó phải giải quyết như thế nào?

Trước hết, Lênin khẳng định: Sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản là một sự phát triển không thể tránh được. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển ấy là có hại cho cách mạng. Nhưng không được coi nhẹ buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy của xu hướng tư bản chủ nghĩa, nhất là đấu tranh chống nạn đầu cơ, muốn vậy phải sử dụng hình thức kinh tế “CNTB nhà nước”, Lênin nói: “CNTB nhà nước không đáng sợ, mà đáng mong đợi. Học tập CNTB nhà nước”(1). Và vì lợi ích của xã hội phải phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước và tự do buôn bán để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và để chống tệ quan liêu với điều kiện là hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, là sự củng cố khu vực kinh tế nhà nước có hiệu quả.

0