Khoa học bật mí: đây là cách giúp bạn nhận ra ai là người đáng tin cậy
Tin hay không tin, không tin hay tin... chỉ cần nhìn vào đây thôi là bạn biết ngay kết quả. "Lòng người như bể khôn dò" - câu nói này quả không sai. Trong xã hội, muốn tìm một người thật tâm khiến ta có thể tin tưởng và dựa vào quả không dễ dàng gì. Vậy làm cách nào để đọc vị được tính cách ...
Tin hay không tin, không tin hay tin... chỉ cần nhìn vào đây thôi là bạn biết ngay kết quả.
"Lòng người như bể khôn dò"- câu nói này quả không sai. Trong xã hội, muốn tìm một người thật tâm khiến ta có thể tin tưởng và dựa vào quả không dễ dàng gì. Vậy làm cách nào để đọc vị được tính cách của một người nhanh chóng và chuẩn xác đây?
Theo như một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự dự đoán về tội lỗi (the anticipation of guilt) là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ta xác định xem một người có đáng tin tưởng hay không.
Một trong số những phát hiện chính của nghiên cứu là: việc một người có khuynh hướng cảm thấy tội lỗi - điều mà các nhà nghiên cứu gọi là "tính tự nhận lỗi" - là yếu tố dự báo đúng nhất về mức độ đáng tin cậy của người đó.
Nó thậm chí còn chuẩn xác hơn một loạt các đặc điểm tính cách khác chúng ta thường nghĩ đến như sự cởi mở, đồng thuân, tận tâm...
Người có tính tự nhận lỗithường có trách nhiệm hơn rất nhiều khi họ được tin tưởng giao một nhiệm vụ nào đó.
Tính tự nhận lỗi khác với việc phạm lỗi. Nếu như việc phạm lỗi khiến ta phải đền bù và sửa sai sau khi vi phạm thì tính tự nhận lỗi khiến ta có cảm giác tội lỗi nếu làm sai điều gì, từ đó tránh được việc vi phạm.
Những người có tính cách này thường có trách nhiệm hơn rất nhiều khi họ được tin tưởng giao một nhiệm vụ nào đó, và như vậy, ít có khả năng lợi dụng sự tin tưởng người khác dành cho mình.
Trong một chuỗi 6 nghiên cứu, giới chuyên gia đã thiết lập trò chơi và khảo sát về tiền bạc để đo lường mức độ đáng tin cậy trong hành vi, thái độ của người tham gia.
Kết quả, những người có tính tự nhận lỗi cao đã trả lại cho người bị mất tiền nhiều tiền hơn những người có tính tự nhận lỗi thấp.
"Lòng tin và sự đáng tin cậy rất quan trọng trong việc tạo nên một mối quan hệ hay một tổ chức thành công", các nhà nghiên cứu cho biết. "Các cá nhân và tổ chức có thể phải trả giá đắt khi đặt lòng tin nhầm chỗ, nhưng mọi người có thể giảm thiểu rủi ro này bằng cách xây dựng những mối quan hệ với các cá nhân đáng tin cậy. Muốn biết ai đáng tin, hãy nhìn vào tính tự nhận lỗi của người đó".
Nghiên cứu này khác biệt với rất nhiều nghiên cứu khác cùng chủ đề hiện nay. Trong khi vấn đề niềm tin thường được "mổ xẻ" theo hướng tập trung vào những yếu tố làm con người tin tưởng lẫn nhau, thì nghiên cứu này đưa ra góc nhìn mới, tập trung vào việc ai mới xứng đáng với niềm tin đó.
Levine - tác giả của nghiên cứu nói: "Nếu bạn muốn nhân viên của bạn xứng đáng với sự tin tưởng của mình", hãy chắc chắn rằng họ cảm thấy cần chịu trách nhiệm về hành vi của mình và thấy có lỗi nếu làm điều sai trái".
Vậy nên, bây giờ bạn đã biết cách xác định được đâu mới là người đáng tin rồi chứ?