Khái niệm, vai trò đầu tư phát triển
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu nhau về đầu tư.Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà ...
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu nhau về đầu tư.Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lại lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được cái gì đó lớn hơn những gì mình đã bỏ ra. Do vậy, nền kinh tế không xem những hoạt động như gửi tiết kiệm, là hoạt động đầu tư vì nó không làm tăng của cải cho nền kinh tế mặc dù người gửi vẫn có khoản thu lớn hơn so với số tiền gửi. Từ đó, người ta biết đến 1 định nghĩa hẹp hơn về đầu tư hay chính là định nghĩa đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền KT-XH, tạo việc làm và nâng cao đời sống của thành viên trong xã hội
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước vai trò của đầu tư thể hiện ở các mặt sau:
Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
Đối với tổng cầu: đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế và tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi thì sự tăng nên của đầu tư làm tổng cầu tăng.
Đối với tổng cung: tác động của đầu tư là dài hạn. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên.
Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế dẫn đến mỗi sự thay đổi dù tăng hay giảm của đầu tư đều là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Cụ thể, những tác động tích cực đầu tư là làm tăng sản lượng, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm giải quyết thất nghiệp, tăng thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Ngược lại đầu tư tăng cũng dẫn đến tăng giá từ đó có thể dẫn đến lạm phát, lạm phát cao sẽ dẫn đến sản xuất bị đình trệ, đời sổng người lao động gặp khó khăn do không có việc làm hoặc tiền lương thấp, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại.
Đầu tư ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Điều này được phản ánh thông qua hệ số ICOR.
Vốn đầu tư i
ICOR = ---------------- = ---------
GDP g
Trong đó i: là vốn đầu tư
g: là tốc độ tăng trưởng
Hệ số ICOR phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư với mức tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR thường ít có biến động lớn mà ổn định trong thời gian dài. Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Khi đầu tư tăng sẽ làm tăng GDP và ngược lại hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng tỉ lệ thuận với mức gia tăng vốn đầu tư.
Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nếu có một cơ cấu đầu tư đúng sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành, của vùng, tạo ra một sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế giữa các ngành các vùng và lãnh thổ. Đồng thời phát huy được nội lực của vùng của nền kinh tế trong khi vẫn xem trọng yếu tố ngoại lực.
Đầu tư ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù bằng cách nào cũng cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
Đầu tư có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động:
Về trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và kỷ luật lao động. Thông qua đào tạo mới và đào tạo lại.