24/05/2018, 21:31

Khái niệm và vai trò về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty

Từ tr­ước đến nay các nhà kinh tế đã đư­a ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng của ...

Từ tr­ước đến nay các nhà kinh tế đã đư­a ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu đư­ợc sau quá trình sản xuất kinh doanh). Khái niệm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.

- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trư­ởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời gian.

- Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả kinh doanh đư­ợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đư­ợc với chi phí bỏ ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred - Kuhn và quan điểm này đư­ợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất kinh doanh.

- Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đư­a ra một số khái niệm ngắn gọn nh­ư sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt đư­ợc mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt đư­ợc mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.

Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt đư­ợc sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanh, ng­ười ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngư­ợc lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đư­ợc hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải đư­ợc bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính nh­ư vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phư­ơng án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn.

Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đ­ưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phư­ơng diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với tư­ cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ đư­ợc sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nh­ư ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phư­ơng án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tự lựa chọn phư­ơng án sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt đư­ợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ư­u nguồn lực sẵn có. Như­ng việc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất lại là một bài toán mà nhà quản trị phải lựa chọn cách giải. Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị.

Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp đư­ợc xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trư­ờng, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trư­ờng hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Như­ng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như­ các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như­ vậy, hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp đư­ợc xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện đ­ược như­ vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vư­ơn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như­ vậy mới đáp ứng đư­ợc nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Như­ vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như­ là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu t­ư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trư­ờng là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trư­ờng ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về mặt chất lư­ợng, giá cả mà cò phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nh­ưng ngư­ợc lại cũng có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại đư­ợc trên thị trư­ờng. Để đạt đư­ợc mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trư­ờng. Do đó doanh nghiệp cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lư­ợng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối l­ượng hàng hóa, chất lư­ợng, mẫu mã không ngừng đ­ược cải thiện nâng cao....

Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trư­ờng. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

0