14/05/2018, 16:47

Khái niệm và phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa Định nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng (tiếng Hy Lạp là Idéa – hình tượng) là một hình thái ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do chế độ xã hội quy định và là sự phản ánh ...

  1. Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Định nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng (tiếng Hy Lạp là Idéa – hình tượng) là một hình thái ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ tư tưởng nào cũng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do chế độ xã hội quy định và là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định.

Từ khi xuất hiện chế độ tư hữu và đi liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp: thống trị và bị thống trị, áp bức và bị áp bức…, trong ý thức xã hội cũng bắt đầu xuất hiện và không ngừng phát triển các tư tưởng biểu hiện cho sự đối lập về lợi ích, về sự đấu tranh giữa các giai cấp. Ngay từ thời      cổ                đại, bên        cạnh  các  tư tưởng phản    ánh, bảo vệ   lợi ích  của  các giaicấp thống trị, đã xuất hiện tư tưởng phản ánh, bảo vệ cho lợi ích, khát vọng của các giai cấp bị thống trị. Tư tưởng của giai cấp thống trị, duy trì củng cố địa vị của giai cấp thống trị, bất công, áp bức xã hội… Còn tư tưởng của các giai        cấp           bị thống        trị     phản      ánh những       nhu     cầu      về        một     chế                   độ xã hội không có áp bức, bất công, mọi người cùng lao động, sống bình đẳng… Không những thế, những nhu cầu, những quan niệm, ước mơ, khát vọng ấy dần trở thành những con đường, cách thức, phương pháp… đấu tranh thực tiễn của nhân dân lao động. Nếu không có những tư tưởng tiến bộ xã hội chủ nghĩa có căn cứ khoa học thì không thể dẫn dắt được các phong trào thực tiễn của nhân dân đấu tranh vì lợi ích của mình.

Vậy, tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một hệ thống những quan niệm về những nhu cầu hoạt động thực tiễn và những ước mơ của các giai cấp lao động, bị thống trị; về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội mà trong đó, tư liệu sản xuất là thuộc về toàn xã hội, không có áp bức và bóc lột, bất công, mọi người được bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, văn minh.

Chính sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống trị và bóc lột được xem như tiền đề kinh tế – xã hội cho sự xuất hiện các phong trào và tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ phía nhân dân lao động.

  1. Các biểu hiện cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
  • Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là các quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội.
  • Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là tư tưởng về một chế độ xã hội mà ở đó ai cũng có việc làm và ai cũng lao động.
  • Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng về một xã hội, trong đó mọi người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mọi người đều có điều kiện để lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn diện.
  1. Phân loại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường đưa ra hai tiêu chí phân loại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa: thứ nhất, căn cứ vào quá trình lịch sử hình thành các tư tưởng xã hội chủ nghĩa gắn với các chế độ xã hội; thứ hai, căn cứ vào tính chất, trình độ phát triển của các tư tưởng ấy. Tuy nhiên, các nhà sử học mácxít, các nhà nghiên cứu tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm duy vật lịch sử thường tiến hành phân loại dựa trên sự kết hợp đúng mức hai tiêu chí nói trên.

  1. Phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo lịch đại

Theo tiến trình lịch sử phát triển, hay theo lịch đại, các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng thường chia tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành các giai đoạn phát triển tương ứng với các giai đoạn phát triển xã hội loài người. Theo cách này, người ta chia thành: tư tưởng xã hội chủ nghĩa cổ đại và trung đại, tư tưởng         xã                             hội        chủ  nghĩa thời    kỳ  Phục  hưng,   tư  tưởng   xã   hội  chủ

nghĩa thời kỳ cận đại và tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ hiện đại.

  1. Phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo trình độ phát triển

Theo trình độ phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, người ta phân thành: chủ nghĩa xã hội sơ khai, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán và chủ nghĩa xã hội khoa học.

  1. Kết hợp tính lịch đại với trình độ phát triển để phân loại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Dù sử dụng tiêu chí theo lịch đại hay theo trình độ phát triển của tri thức được tích luỹ trong phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các nhà nghiên cứu đều cho rằng không nên tuyệt đối hoá các tiêu chí được sử dụng để phân loại, mà chỉ nên coi đó là tiêu chí chủ yếu, cơ bản nhất mà thôi.

Do đó, khi phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa để nghiên cứu, cần chú ý đến các cấp độ phát triển nội tại (theo kiểu kế thừa, phủ định, phát triển) của các tư tưởng ấy. Đây được coi là phương pháp phân loại đúng đắn nhất và là cơ sở để tiến hành khảo sát các tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

0