Khái niệm và các nguyên tắc xây dựng cơ cấu một tổ chức
Đó là chuyên môn hóa các cá nhân, bộ phận để thực hiện mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa mục tiêu, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận với nhau. Dick Cacson, một nhà quản trị ...
Đó là chuyên môn hóa các cá nhân, bộ phận để thực hiện mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa mục tiêu, tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận với nhau.
Dick Cacson, một nhà quản trị nổi tiếng của Mỹ đã nhận xét, có từ 70 – 80% những khiếm khuyết trong qúa trình thực hiện mục tiêu là do ảnh hưởng của công tác tổ chức và thực tế đã chứng minh điều này. Chính vì vậy các nhà quản trị cần chú ý vấn đề tổ chức đối với đơn vị của mình.
Mục tiêu của chức năng tổ chức:
Tạo môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình, đóng góp tốt nhất vào việc hòan thành mục tiêu chung
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị:
Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên & chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.
Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu: bộ máy tổ chức được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó.
Nguyên tắc hiệu quả: bộ máy phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc cân đối: các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận
Nguyên tắc linh họat: tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của bên ngòai.