Kết quả nếu nổ bom nguyên tử ở rãnh đại dương sâu nhất
Điều gì xảy ra nếu kích nổ vũ khí nguyên tử mạnh nhất của loài người ở nơi sâu nhất đại dương? Hiện nay, điểm sâu nhất trên Trái đất nằm ở rãnh Mariana. Rãnh Mariana là thung lũng rất sâu, nằm ở điểm giao nhau của hai mảng kiến tạo và nhìn giống như ngọn núi úp ngược. Rãnh này có độ sâu lên ...
Điều gì xảy ra nếu kích nổ vũ khí nguyên tử mạnh nhất của loài người ở nơi sâu nhất đại dương?
Hiện nay, điểm sâu nhất trên Trái đất nằm ở rãnh Mariana. Rãnh Mariana là thung lũng rất sâu, nằm ở điểm giao nhau của hai mảng kiến tạo và nhìn giống như ngọn núi úp ngược. Rãnh này có độ sâu lên tới 11km, sâu gấp gần 3 lần nơi tàu Titanic chìm xuống.
Đây là một trong những nơi cuối cùng trên Trái đất loài người chưa khám phá. Không có ánh sáng và áp suất gấp 1000 lần khí quyển, rãnh Mariana là môi trường được bảo tồn khá tốt do chưa bị con người tác động, một nơi tuyệt vời để thử vũ khí hạt nhân.
Chúng ta sẽ sử dụng quả bom hạt nhân lớn nhất lịch sử loài người từng phát nổ, quả bom hydro RDS-220, còn có tên là Tsar Bomba. Với sức công phá lớn tới nỗi sóng xung kích của nó đi quanh Trái đất ba lần và mây hình nấm do nó tạo ra trải dài 56km trên bầu trời.
Những quả bom kiểu này phát ra năng lượng lớn tới nỗi có thể làm bốc hơi cả hồ nước.
Sóng xung kích của quả bom đủ mạnh để phá hủy mọi thứ trong khu vực 1000km2. Cầu lửa của nó đủ nóng để nung chảy đá vụn.
Những quả bom kiểu này phát ra năng lượng lớn tới nỗi có thể làm bốc hơi cả hồ nước. Nếu chúng ta cho nổ quả bom tại rãnh Mariana, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra.
Hãy cùng bấm nút kích nổ.
Trong vài mili giây đầu tiên, nguyên liệu nguyên tử sẽ bắt đầu chuỗi phản ứng và phát nổ với năng lượng tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Lần đầu tiên trong lịch sử, luồng sáng cực đại sẽ lan tỏa khắp rãnh. Nhiệt lượng từ vụ nổ tạo ra khoảng trống là một bong bóng rực lửa chứa hơi nước, nguyên tố phóng xạ và phần còn sót lại của những con cá kém may mắn.
Bong bóng ngày một to hơn vì nó làm bốc hơi lượng nước xung quanh. Áp suất của bong bóng cực lớn, liên tục làm nó nở ra nhưng không có gì để chặn lại, tạo ra cơn địa chấn có thể được phát hiện bởi những điểm đo và cá voi trên toàn thế giới. Rung chấn sẽ biến mất nhanh khi nó xuất hiện.
Trên bề mặt Trái đất, quả bóng lửa này có thể rộng tới 10km chỉ sau khi phát nổ 1 giây dưới lực cản yếu ớt của tầng khí quyển. Nhưng áp suất ở đáy rãnh Mariana rất lớn. Với 11km nước ở phía trên, áp suất ở rãnh Mariana giống như bị nghiền bởi máy ép thủy lực từ mọi phía.
Một giây sau khi kích nổ, quả bong bóng chỉ có đường kính 1km. Sau đó, nó bắt đầu co lại. Bong bóng bị căng quá mức, bị mất đi áp suất cho tới khi nước ép nó nhỏ lại.
Cầu lửa chết chóc và nước biển cứ tác động qua lại vài lần, bong bóng co lại và giãn ra cho tới lúc nó không thể thắng lại nước biển. Áp suất xung quanh quá lớn và nước biển bắt đầu chia nhỏ nó. Nó biến thành thứ tương tự như đám mây hình nấm, nhưng ở dưới nước. Nó tan thành những bong bóng nhỏ hơn, nóng và chứa chất phóng xạ, trôi dần lên phía trên.
Dư chấn của vụ nổ cũng lên tới bề mặt, nhưng nó không gây hại.
Dư chấn của vụ nổ cũng lên tới bề mặt, nhưng nó không gây hại. Đó chỉ là một con sóng nhỏ, nhúm bong bóng phóng xạ trên Thái Bình Dương.
Không có cơn sóng thần nào tàn phá Nhật Bản hoặc California, nhưng tàu bè và cá voi trong khu vực có thể không mấy vui vẻ.
Phần dư của chất phóng xạ sẽ hòa tan vào Thái Bình Dương trong vài ngày, nhưng phần lớn chất phóng xạ và muối sẽ bay lên tầng khí quyển, nơi nó ngưng tụ và mưa xuống.
Ngay khi gió thổi những chất này trực tiếp tới Philippines, cơn mưa có lẽ trút xuống đại dương. Nguy cơ nằm ở chỗ vụ nổ có thể kéo theo động đất và núi lửa.
Dù kích nổ quả bom ở nơi hai mảng địa chất giao nhau, thảm họa rất khó xảy ra. Vụ nổ sẽ làm bốc hơi một phần đáy biển, biến nhiều cát thành thủy tinh, nhưng phần lớn năng lượng tạo ra sẽ đi vào nước, không tạo ra địa chấn.
Vụ nổ có ảnh hưởng tới quỹ đạo Trái đất không? Bởi không có khối lượng nào mất đi hoặc thêm vào, quỹ đạo Trái đất sẽ không có gì thay đổi.