Kênh nước 1.500km đào thủ công bên vách núi dựng đứng
Kênh Hồng Kỳ, Lâm Châu, tỉnh Hà Nam. Kênh đào được đẽo từ dãy núi Thái Hành Sơn vào những năm 1960. Con kênh được dân làng đục bằng những dụng cụ thô sơ, không sử dụng máy móc cồng kềnh. Lâm Châu có lịch sử thường xuyên hạn hán. Trong khoảng 500 năm trước khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung ...
Kênh Hồng Kỳ, Lâm Châu, tỉnh Hà Nam. Kênh đào được đẽo từ dãy núi Thái Hành Sơn vào những năm 1960. Con kênh được dân làng đục bằng những dụng cụ thô sơ, không sử dụng máy móc cồng kềnh.
Lâm Châu có lịch sử thường xuyên hạn hán. Trong khoảng 500 năm trước khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có hơn 100 đợt thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong vùng. Khoảng 1650 người chết đói trong đợt hạn hán từ năm 1942 đến 1943. Nước là mơ ước của nhiều thế hệ người dân trong vùng.
Kênh Hồng Kỳ.
Mọi người rất vui mừng khi vào năm 1959, Yang Gui, lãnh đạo ở địa phương, đề xuất tự xây một kênh đào dẫn nước từ sông Zhanghe. Những người dân làng mất 10 năm để hoàn thành dự án quy mô. Họ quấn dây thừng quanh eo để đào hố đến vách núi dốc và phá lớp đá cứng bằng thuốc nổ tự chế.
Khoảng 300.000 người tham gia xây dựng công trình và 81 người tử vong trong quá trình thi công. Sau khi hoàn thành, kênh đào đã làm cuộc sống của người dân địa phương thay đổi rất nhiều.
Mỗi năm, khoảng một nửa nước ở Lâm Châu đến từ kênh đào, chủ yếu để tưới tiêu và sản xuất công nghiệp. Người dân bớt nghèo đói và hệ sinh thái được cải thiện.
Lúc đầu, kênh đào được thiết kế để sử dụng trong 20 năm. Nhưng ngày nay, công trình còn hoạt động.