Kể về một ngày hội mà em biết – Văn mẫu lớp 3
Kể về một ngày hội mà em biết – Văn mẫu lớp 3 Kể về một ngày hội mà em biết – Bài số 1 Quê em ở Bắc Ninh, Hà Nội nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong ...
Kể về một ngày hội mà em biết – Văn mẫu lớp 3
Kể về một ngày hội mà em biết – Bài số 1
Quê em ở Bắc Ninh, Hà Nội nơi có di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đó chính là làn điệu dân ca quan họ. Hàng năm, vào ngày 13 tháng Giêng hội Lim được tổ chức tại Tiên Du, Bắc Ninh. Trong khi lễ hội được diễn ra, có rất nhiều hoạt động. Cũng như các lễ hội khác, hội Lim được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức các nghi thức truyền thống như cúng, tế. Đến phần hội mới là phần du khách mong chờ. Trên hồ, sẽ có các liền anh, liền chị ở trên thuyền rồng hát quan họ. Những làn điệu trao duyên mượt mà, trong trẻo nghe sao mà da diết thế. Rất nhiều người đứng trên bờ cổ vũ và chụp hình. Trong khi phần hội diễn ra cũng có rất nhiều các trò chơi như chọi gà,đấu vật,ném còn… Du khách đến đây cũng có thể mua hoặc thuê trang phục của các liền anh chị để chụp hình hoặc mua rất nhiều đồ lưu niệm xinh xắn. Hội Lim không chỉ mang giá trị nhân văn mà còn mang giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Bắc Ninh.
Kể về một ngày hội mà em biết – Bài số 2
Ở xã em, hàng năm thường tổ chức hội thi trâu bò béo khỏe do thiếu nhi chăm sóc. Sáng ấy, tại sân vận động của xã, tiếng loa phát thanh của ban tổ chức hội thi đã vang lên nhắc nhở bà con đưa trâu bò đến đúng giờ. Em đi theo “Tuấn lùn” đến hội thi. Nhà “Tuấn lùn” nuôi đến chục con trâu, con nào cũng béo tròn, khỏe mạnh. Nhưng con đẹp nhất vẫn là con trâu choai. Con trâu “Choai” được nhận số dự thi 07. Khi em và “Tuấn lùn” đưa con “Choai” đến, thì trên ân vận động đã có đến hàng chục con đang được buộc vào những cái cọc, đứng thành hàng ngang trên bãi cỏ rộng. “Tuấn lùn” dắt con “Choai” của mình vào vị trí. Sau lời khai mạc, ban tổ chức lần lượt đi chấm điểm từng con, sau đó xếp loại. Con nào có điểm số cao nhất sẽ là con dẫn đầu. Điểm số do 5 giám khảo chấm. Khi chấm đến lượt con “Choai”, em nghe mọi người dự hội đều bầu giải nhất, có lẽ sẽ là con trâu mang số 07. Đúng như dự đoán của mọi người, khi ban tổ chức công bố: giải nhất thuộc về con trâu số 07, giải nhì con trâu số 21 và giải ba thuộc về con mang số 14, “Tuấn lùn” nhảy cẫng lên sung sướng miệng la hét om sòm. Em cũng mừng lây với Tuấn. Thế là công lao chăm sóc nuôi dưỡng mà “Tuấn lùn” bỏ ra cho “Choai” đã được đền đáp. Lùa trâu về nhà mà em thấy tâm trạng của Tuấn vui như mở cờ trong bụng. Chắc “Tuấn lùn” phải tự hào lắm!
Kể về một ngày hội mà em biết – Bài số 3
Đó là đêm hội “trung thu rước đèn họp bạn” hồi năm ngoái. Vừa mới chập choạng tối, em đã nghe bạn bè trong xóm gọi nhau í ới. Em được mẹ mua cho một cái đèn lồng hình con bướm và một hộp đèn cầy. Khi nghe thấy tiếng trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em xách đèn chạy ra, nhập vào đoàn quân tí hon của chúng em tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm, rồi quay thành vòng tròn quanh bãi. Hàng chục chiếc đèn lồng đủ màu, đủ sắc, chiếc thì hình con cá, chiếc hình con bướm, ngôi sao… chao qua, chao lại trên sân cỏ. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành một hàng dài đi vòng quanh xóm. Đi đến đâu, trống kèn vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, trái cây, vừa tiến hành văn nghệ. Em cũng tham gia một bài và được mọi người vỗ tay nồng nhiệt. Đêm hội thật là vui.
Kể về một ngày hội mà em biết – Bài số 4
Ở xã em, hàng năm thường tổ chức hội thi trâu bò béo khỏe do thiếu nhi chăm sóc
Sáng ấy, tại sân vận động của xã, tiếng loa phát thanh của ban tổ chức hội thi đã vang lên nhắc nhở bà con đưa trâu bò đến đúng giờ. Em đi theo “Tuấn lùn” đến hội thi. Nhà “Tuấn lùn” nuôi đến chục con trâu, con nào cũng béo tròn, khỏe mạnh. Nhưng con đẹp nhất vẫn là con trâu choai. Con trâu “Choai” được nhận số dự thi 07. Khi em và “Tuấn lùn” đưa con “Choai” đến, thì trên ân vận động đã có đến hàng chục con đang được buộc vào những cái cọc, đứng thành hàng ngang trên bãi cỏ rộng. “Tuấn lùn” dắt con “Choai” của mình vào vị trí. Sau lời khai mạc, ban tổ chức lần lượt đi chấm điểm từng con, sau đó xếp loại. Con nào có điểm số cao nhất sẽ là con dẫn đầu. Điểm số do 5 giám khảo chấm. Khi chấm đến lượt con “Choai”, em nghe mọi người dự hội đều bầu giải nhất, có lẽ sẽ là con trâu mang số 07.
Đúng như dự đoán của mọi người, khi ban tổ chức công bố: giải nhất thuộc về con trâu số 07, giải nhì con trâu số 21 và giải ba thuộc về con mang số 14, “Tuấn lùn” nhảy cẫng lên sung sướng miệng la hét om sòm. Em cũng mừng lây với Tuấn. Thế là công lao chăm sóc nuôi dưỡng mà “Tuấn lùn” bỏ ra cho “Choai” đã được đền đáp. Lùa trâu về nhà mà em thấy tâm trạng của Tuấn vui như mở cờ trong bụng. Chắc “Tuấn lùn” phải tự hào lắm!
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- văn lớp 3 kể về hội lim