31/05/2017, 11:48

Kể một kỉ niệm với thầy giáo (cô giáo) của em.

Ke lai ki niem voi co giao cua em – Em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với cô giáo của em. Bài làm của một học sinh tại TPHCM. Trầy trật mãi tôi mới tốt nghiệp cấp II với số điểm vừa đủ để đậu. Thật tình tôi chẳng có tâm trí nào để đến trường. Không biết từ lúc nào tôi đã có cảm ...

Ke lai ki niem voi co giao cua em – Em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với cô giáo của em. Bài làm của một học sinh tại TPHCM. Trầy trật mãi tôi mới tốt nghiệp cấp II với số điểm vừa đủ để đậu. Thật tình tôi chẳng có tâm trí nào để đến trường. Không biết từ lúc nào tôi đã có cảm giác cái thế giới vô lo và sung sướng đó không thuộc về tôi. Nơi đó, những bạn bè tôi áo trắng phẳng phiu, nụ cười trong veo, nhưng nơi đó với tôi thật tình đã xa từ lâu lắm rồi, từ ...

– Em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với cô giáo của em. Bài làm của một học sinh tại TPHCM.

Trầy trật mãi tôi mới tốt nghiệp cấp II với số điểm vừa đủ để đậu. Thật tình tôi chẳng có tâm trí nào để đến trường. Không biết từ lúc nào tôi đã có cảm giác cái thế giới vô lo và sung sướng đó không thuộc về tôi. Nơi đó, những bạn bè tôi áo trắng phẳng phiu, nụ cười trong veo, nhưng nơi đó với tôi thật tình đã xa từ lâu lắm rồi, từ cái ngày ba tôi bỏ mẹ và anh em chúng tôi ra đi mãi mãi. Và, cũng từ ngày mẹ tôi phải đẩy chiếc xe trái cây đi tận cùng các ngõ phố. Cho đến một ngày, tôi chợt hiểu ra…

Ngày đó chỉ sau khai giảng năm học lớp 10 chưa tròn tháng, tôi còn nhớ là ngày 22/9. Sau khi phát bài kiểm tra chất lượng đầu năm môn Văn, cô giáo dạy Văn – cũng là cô chủ nhiệm đã gọi tên tôi, hỏi vì sao tôi không làm bài mà chỉ để tờ giấy trắng. Tôi đã im lặng hồi lâu rồi mới trả lời cô bằng giọng hậm hực: “Em không làm vì không thích chứ không phải không biết. Em không tin trên đời còn có cái gọi là lòng nhân ái và yêu thương giữa người và người như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” mà cô ra đề”. Tôi nói như thể không có ai trước mặt mình và không kịp nhìn cô giáo mặt tái xanh bước ra khỏi lớp…

Sau giờ học, cô lại gọi tôi, mình tôi và cô trong phòng giáo viên. Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt xinh đẹp. Cô không nói gì về chuyện đã xảy ra ở lớp mà kể cho tôi nghe về tuổi thơ của chính cô, những ngày lội sình hơn chục cây số đến trường, những ngày đi học bụng xẹp lép vì đói. Cô kể tôi nghe về mẹ cô, người đã không màng bất cứ chuyện gì, từ cầm cuốc cầm cày đến bán hàng rong, rửa chén mướn để cho bốn chị em cô giờ đều được cầm trên tay tấm bằng đại học. Cô đã thủ thỉ với tôi về những chiều lang thang không một xu dính túi ở đất Sài Gòn tìm một chỗ dạy kèm, cả những giọt nước mắt tủi thân khi đêm về lẻ loi trên căn gác nhỏ… Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên bàn tay nhỏ nhắn êm ái của cô đặt trên vai tôi buổi chiều hôm ấy. Cô hiểu những gì em đã và đang trải qua. Cô tin rằng em sẽ vượt qua được!.

Tôi chỉ là đứa trẻ bình thường, nhưng tôi đã thay đổi được cuộc đời mình vì cô giáo của tôi. Tôi đã hiểu ra, trên đời không chỉ riêng tôi là bất hạnh. Tôi cũng hiểu mình đã sống ích kỉ và mất niềm tin như thế nào! Những chiếc áo, quyển sách giáo khoa, đơn xin miễn giảm tiền học phí, những buổi chiều cô ở lại kèm tôi học, những lời giảng, ánh mắt như chỉ dành riêng cho tôi ở lớp học của cô, tất cả đã nâng tôi lên thành học sinh giỏi của trường. Năm lớp 12, tôi đoạt giải HSG quốc gia môn Toán và được tuyển thẳng vào đại học!

Cho đến giờ, tôi vẫn cố đi tìm một nửa đời mình có hình bóng của cô giáo tôi. Tôi vẫn tin sẽ tìm được người đi suốt cuộc đời với mình bằng một trái tim nhân hậu và sống hết lòng như cô. Trưởng thành, tôi càng hiếu hơn những gì ngày xưa cô từng nói: Cái quan trọng nhất trong đời sống của con người là tấm lòng, là trái tim chứ không phải là bất kì một điều gì khác!

0