Kể một câu chuyện về tinh thần chiến thắng bệnh tật.
Đề bài: Kể một câu chuyện về tinh thần chiến thắng bệnh tật. Cô gái “thủy tinh” chiến thắng bệnh tật Phải nằm một chỗ suốt 25 năm nay vì căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, Nguyễn Thị Thu Thương vẫn không ngừng làm ra những chiếc khăn len, mũ len, tất, túi đeo điện ...
Đề bài: Kể một câu chuyện về tinh thần chiến thắng bệnh tật.
Cô gái “thủy tinh” chiến thắng bệnh tật
Phải nằm một chỗ suốt 25 năm nay vì căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, Nguyễn Thị Thu Thương vẫn không ngừng làm ra những chiếc khăn len, mũ len, tất, túi đeo điện thoại, đèn bàn bằng cúc áo...rất dễ thương.
Cô gái chỉ nặng 16kg, cao chưa đầy 80cm với đôi tay khéo léo và nghị lực phi thường ấy đang là chủ cửa hàng nhỏ tại số nhà 13, ngõ 11, phố Lương Định Của, quận Đống Đa, Hà Nội chuyên bán những sản phẩm thủ công do cô là ra.
Nhà nghèo, là con thứ hai trong gia đình có bốn chị em gái, không may Thương bị mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Chỉ cần va chạm mạnh là xương của Thương có thể gãy bất cứ lúc nào. Vì vậy mà bố mẹ cô dù rất muốn nhưng không thể cho cô đến trường. Nhìn các bạn tung tăng đi học, Thương rất tủi thân và chỉ ao ước được biết chữ. Biết được tâm lý của con, hằng ngày mẹ Thương bớt chút việc nhà và dạy con học chữ.
Chỉ nằm một chỗ nhưng Thương rất thông minh và học chữ khá nhanh. Thương biết chữ rồi lại được mẹ dạy đan len. Người yếu, khó cử động, mỗi lần đưa mũi đan lên tay tưởng chừng như muốn gãy, trầy da, chảy máu, dù vô cùng đau đớnnhưng Thương vẫn cố tập và sau một tuần thì có thể đan thành thạo.
Trong thâm tâm, Thương không muốn là gánh nặng của gia đình và là một người vô dụng. Năm 2003 khi xem chương trình “Người tốt, việc tốt” trên Đài Truyền hình Hà Nội, Thương rất khâm phục nghị lực phi thường của cô Lê Minh Hiền – Một người khuyết tật, lập ra câu lạc bộ dạy nghề “Vì ngày mai” dành cho những người khuyết tật. Lúc đó, Thương chỉ muốn đến câu lạc bộ của cô Hiền để học nghề và có thể tự tay làm ra những sản phẩm, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Thương con bé nhỏ, bệnh tật, lúc đầu bố mẹ Thương không đồng ý nhưng thấy Thương quyết tâm nên dần dần gia đình cũng ủng hộ.
Nhớ lại những ngày đầu vào học, Thương vẫn còn cảm giác run run khi được mẹ bế trên tay, cô bé dùng hết sức mình để gồng người lên, lấy lại bình tỉnh vì sợ không được vào học. Trái với những gì Thương tưởng tượng, cô Hiền rất tận tình và dạy Thương rất tỉ mỉ về các công đoạn làm chiếc giỏ bằng khuy áo. Học được một năm, Thương chuyể về nhà tự mày mò và làm ra các sản phẩm từ chính bàn tay mình.
Để làm được một chiếc đèn bằng khuy áo, Thương đã phải “vật lộn” bảy ngày liền với 600 chiếc khuy áo. Nhiều lúc Thương mệt quá, ngủ quên mất, mẹ cô phỉa cất giúp kim và khuy áo trên tay Thương. Cứ hoàn thành một sản phẩm bằng khuy áo, Thương lại đan khăn, mỗi chiếc khăn “ngốn” của Thương mất bốn ngày. Từ cuối năm 2005, Thương xin bố mẹ cho đặt một tủ kính trước nhà để trưng bày sản phẩm.
Ở của hàng nhỏ của Thu Thương, một chiếc khăn len có giá từ 50 đến 60 nghìn được bán khá chạy không chỉ vì sự khéo léo của đôi tay cô bé “thủy tinh” mà còn là sự sáng tạo trong từng mẫu mã. Không dừng lại ở những chiếc giỏ hoa và đèn ngủ làm bằng khuy áo, cô chủ còn mở rộng mặt hàng với những chiếc mũ len ngộ nghĩnh, chiếc ví xinh xinh.
Cuối năm 2007, Thương bắt đầu làm quen với Internet và đưa các sản phẩm của mình giới thiệu trên blog tại địa chỉ http://360.yahoo.com/thuongthuong210.
Trên avatar (hình đại diện) là hình ảnh cô chủ đâng mỉm cười và một số sản phẩm “thương hiệu” của cửa hàng. Blog cũng là nơi Thương chia sẻ với những người bạn cùng cảnh ngộ. Danh sách bạn bè trong friend list của Thương đã lên tới 90 người chỉ sau một thời gian ngắn.
Thương tâm sự: “Được làm việc, mình cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, không phải thu mình trong căn phòng chật hẹp. Mình muốn làm được nhiều sản phẩm hơn nữa và hy vọng bán được để kiếm tiền thuốc than và đủ nuôi sống bản thân”...