31/05/2017, 12:01

Kể lại truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn qua lời kể nhân vật Tôi

Ke lai truyen ngan Co huong cua Lo Tan qua loi ke nhan vat Toi – Em hãy kể lại nội dung truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn qua lời kể của nhân vật “tôi”. Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ “tôi” mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong ...

Ke lai truyen ngan Co huong cua Lo Tan qua loi ke nhan vat Toi – Em hãy kể lại nội dung truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn qua lời kể của nhân vật “tôi”. Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ “tôi” mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong “tôi” biết bao suy nghĩ: vui có, buồn có, ước mơ xa xôi… khiến “tôi” vô cùng khó xử khi gặp lại người thân nơi quê nhà. Trên đường về, ngồi trên thuyền, ...

– Em hãy kể lại nội dung truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn qua lời kể của nhân vật “tôi”.

Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ “tôi” mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về thăm này đã xáo động trong “tôi” biết bao suy nghĩ: vui có, buồn có, ước mơ xa xôi… khiến “tôi” vô cùng khó xử khi gặp lại người thân nơi quê nhà.

Trên đường về, ngồi trên thuyền, trong “tôi” rộn lên bao cảm xúc xốn xang, mừng vui. Gần đến nơi: “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa”, lòng “tôi’’ chợt buồn bởi lẽ làng quê vẫn chẳng khác xưa chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều, hiu quạnh. Nhưng trong đáy lòng mình “tôi” lại thấy rết đỗi gần gũi. Đã bao năm qua, dù xa quê hương những hai nghìn dặm nhưng hình ảnh về quê hương vẫn luôn ngự trong “tôi”, vẫn in đậm trong “tôi” những dấu ấn đẹp đẽ về nơi làng cũ.

Ở lại quê chín ngày, “tôi” không đi thăm hết được bà con, vì “tôi” thấy buồn và lo lắng, “tôi” chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ bán đồ đạc, thu dọn nhà cửa để thời gian trôi nhanh đi, mặc dù trước đấy “tôi" rất mừng khi trở về quê cũ. “Tôi” nhận ra nỗi buồn mênh mông của mình xuất phát từ ngoại cảnh chung quanh. Mọi người chung quanh dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng.

Thời gian này sống lại trong “tôi” bao kỉ niệm thời thơ ấu. Hình ảnh Nhuận Thổ – người bạn cùng lứa với “tôi” – suốt bao năm rồi nhưng vẫn luôn sáng đẹp và sống mãi trong “tôi”. Hai người bạn cùng lứa, dễ tâm đầu ý hợp, đã sống hồn nhiên bên nhau trong thuở thiếu thời với biết bao trò chơi vô tư.

Hình ảnh cậu bé da ngăm đen, tay cầm cái đinh ba đang rình một con tra để bảo vệ ruộng dưa luôn in đậm trong tâm tư của “tôi”. “Tôi” bồn chồn ngóng đợi Nhuận Thể, ngóng đợi người bạn thân thiết thuở còn để chỏm. Nhưng bao sự vui mừng đang xốn xang trong lòng đợi giờ phút hai người gặp mặt thì lại trở thành nỗi buồn mênh mông. Sự hụt hẫng vô bờ xuất hiện khi “tôi” gặp lại bạn cũ! Với vẻ khúm núm và câu chào: “Bẩm ông!” của Nhuận Thổ đã khiến khoảng cách giữa hai người càng trở nên xa thẳm. Đau đớn, xót xa, “tôi” chỉ biết đứng im nhìn người bạn thân từ thuở nhỏ. Tình cảm đẹp đẽ giữa hai người giờ đây bị bức tường xã hội ngăn cách. "Tôi” muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng cổ họng nghẹn đắng, lòng xót xa không thể nói gì mà chỉ biết đứng im nhìn bạn.

Nghe chuyện gia đình của bạn, “tôi” chỉ biết thương cảm vô cùng chứ không giúp được gì. Và sự an ủi của “tôi” phần nào cũng làm vơi đi nỗi buồn trong lồng Nhuận Thổ. Bây giờ trong “tôi” còn đâu nữa gương mặt mặt trĩnh với nước da bánh mật phản chiếu ánh lấp lánh của những chiếc vòng bạc đeo nơi cổ chú bé Nhuận Thổ thông minh, nhanh nhẹn…; mà thay vào đó là gương mặt già nua vì tuổi tác, in hằn trên mỗi vết nhăn là nỗi vất vả, khó khăn của cuộc sống đời thường. Càng nghĩ về dĩ vãng đẹp đẽ, kí ức “tôi” bỗng sáng lên trong chốc lát rồi lại vụt tắt luôn. Quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức mỗi người. Quê hương đối với “tôi” cũng vậy. Vậy mà giờ đây cái hoang tàn, xơ xác của làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong “tôi”.

Không chỉ riêng Nhuận Thổ mà những người khác cũng cằn cỗi đi trong cách nghĩ. Phải chăng do cuộc sống vất vả, họ phải bon chen nhau mà tất cả mọi người đều trở thành những con người hoàn toàn khác. Giữa "tôi” và mọi người hình thành một bức tường vô hình ngăn cách họ. Giờ đây “tôi” chỉ biết ngậm ngùi suy nghĩ về điều đó.

Khi biết về tình bạn giữa đứa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì "tôi” cầu mong cho tình bạn giữa chúng không có sự ngăn cách như tình bạn giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Một lần trở lại cố hương đã nhen lên trong lòng “tôi” bao nỗi suy tư, buồn bã đến day dứt.

Tất cả mọi điều đến như xuất phát tự sâu thẳm, đáy lòng yêu quê hương của “tôi”. Hình ảnh làng quê tuổi thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm trí “tôi” – một con người luôn mong ước cho người khác được ấm no hạnh phúc.

0