24/02/2018, 18:25

Kể lại truyện “Cây khế” và nêu cảm nghĩ về truyện ấy

Kể lại truyện “Cây khế” và nêu cảm nghĩ về truyện ấy Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ mất sớm để lại một gia tài nhiều ruộng vườn trâu bò. Người anh tham lam, người em hiền lành, siêng năng. Lấy lí do ai lo phận ấy, người anh chia gia ...

Kể lại truyện “Cây khế” và nêu cảm nghĩ về truyện ấy

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ mất sớm để lại một gia tài nhiều ruộng vườn trâu bò. Người anh tham lam, người em hiền lành, siêng năng. Lấy lí do ai lo phận ấy, người anh chia gia tài. Bao gia tư điền sản, người anh chiếm hết, chỉ cho vợ chồng người em một mảnh vườn có cây khế ngọt và một túp lều.

Hai vợ chồng người em cần cù cuốc đất trồng rau và chăm bón cây khế, kiếm ăn lần hồi. Mùa hè năm ấy, cây khế trĩu quả, chín vàng óng. Hai vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm. Bỗng một hôm, có con chim phượng hoàng bay đến. Chim ăn hết quả này đến quả khác. Người vợ từ trong lều chạy ra, nói với chim: "Vợ chồng tôi chỉ có một cây khế, chim ăn hết quả thì biết trông cậy vào đâu…". Thật bất ngờ, chim cất tiếng nói: "Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".

Theo lời chim dặn, người vợ may cho chồng một cái túi vừa đúng ba gang. Chỉ mấy hôm sau, quả nhiên phượng hoàng lại bay đến, xòe cánh đậu xuống sân. Người em ngồi lên lưng chim, chim cất cánh bay. Vượt qua bao cánh đồng, dòng sông, núi non, biển cả, chim đỗ xuống một hòn đảo lấp lánh bạc vàng, châu báu. Người em nhặt đầy một túi vàng. Chim lại chở người em về tận nhà. Vợ chồng người em trở nên giàu có.

Vợ chồng người anh biết chuyện, xin gạ đổi cho vợ chồng người em tất cả nhà cửa điền sản để lấy mảnh vườn và cây khế ngọt. Vợ chồng người em vui vẻ nhận lời.

Ít lâu sau, phượng hoàng lại bay đến ăn khế. Chim cũng nói với vợ chồng người anh: “Ăn một quả trả cục vàng, mang túi ba gang mang đi mà đựng”. Vốn tham lam, vợ chồng người anh may một cái túi rõ to sáu gang. Chim y hẹn bay đến đưa người anh đến đảo vàng. Anh ta lóa mắt lên, chọn và nhặt nhiều châu báu, lèn chặt vào cái túi sáu gang. Anh leo lên lưng chim; chim phải đập cánh nhiều lần mới bay lên được. Chim gắng sức bay qua biển; túi vàng quá nặng làm nghiêng cánh chim. Bất ngờ, người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển, chết mất xác…

Cảm nghĩ về truyện “Cây khế”

Truyện "Cây khế" thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu nhất, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim, có vần vè như một câu ca. Chỉ nghe một lần là nhớ: "Ăn một quả trà cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng". Cả hai lần chim đều nói đúng như thế, với vợ chồng người em, với vợ chồng người anh, chim đều nói đúng như thế. Chim rất vô tư, khách quan, biết đền ơn đáp nghĩa, đã hai lần, chở người e và người anh đến đảo vàng, thực hiện đúng lời hứa "ăn một quả trả cục vàng". Người em trở nên giàu có, người anh chết mất xác; hậu quả ấy là do người chứ đâu phải tại chim. Lòng tham của con người thì vô độ, mà sức chở của chim thần thì có hạn, chỉ chở được một người kèm theo một túi vàng ba gang. Con chim phượng hoàng trong truyện "Cây khế" là con chim thần, con chim tình nghĩa. Cái túi ba gang mà chim dặn người là một biểu tượng về một lời khuyên kín đáo: phải biết sống và ứng xử hợp lí không được quá tham, quá đà.

Cảnh 1 nói về chuyện chia gia tài. Qua hình ảnh người anh tham lam, nhân dân đã phê phán những sự thật mất hết tình nghĩa anh chị em trong gia đình về chuyện chia gia tài, của cải dễ làm cho con người trở nên xấu xa, thấp hèn. Người em đáng thương bao nhiêu thì người anh đáng chê bấy nhiêu.

Cảnh 2 là chuyện vợ chồng người em gặp chim thần. Cây khế ngọt với quả chín trĩu cành là thành quả lao động của hai vợ chồng người em. Chim phượng hoàng đến ăn khế, hứa "ăn một quả trả cục vàng", đúng như cổ nhân khuyên: "Khi nên Trời giúp công cho"… Vợ chồng người em rất thật thà, tốt bụng. Chim dặn may túi ba gang thì may đúng túi ba gang. Người anh cần đổi cây khế ngọt thì cũng vui lòng ưng thuận. Vì thế, người em mới trở nên giàu có, hạnh phúc. Đúng là “ở hiền gặp lành”triết lí sống của dân gian vô cùng thấm thía.

Cảnh 3 là chuyện người anh đổi cây khế ngọt, gặp chim thần, may túi 6 gang… Chi tiết nào cũng biểu lộ một lòng tham quá đáng. Chim đâu có làm hại ai bao giờ. Chết mất xác bởi cái túi vàng 6 gang quá nặng. Tham thì thâm, đó là bài học ở đời.

Tóm lại, truyện "Cây khế" là một truyện rất hay. Nghe bà kể, hoặc đọc truyện mãi mà ta không chán. Bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin về ở hiền gặp lành, lời răn tham thì thâm càng trở nên sâu sắc với tất cả mọi người.

Trong bài thơ"Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Cây khế chua có đại bang đến đậu,

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồnq cây dựngcửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào…".

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0