24/02/2018, 18:24

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Hồi ấy phong trào nhân dân yêu nước ở Huế lên cao và bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Tôi được lệnh của mặt trận cách mạng về Hà Nội. Tình cờ đến Hàng Bè, tôi gặp một chú bé đang nhảy nhót trên đường phố! Ngỡ là một chú bé học trò tan trường, nhưng không, chú ...

Hồi ấy phong trào nhân dân yêu nước ở Huế lên cao và bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Tôi được lệnh của mặt trận cách mạng về Hà Nội. Tình cờ đến Hàng Bè, tôi gặp một chú bé đang nhảy nhót trên đường phố! Ngỡ là một chú bé học trò tan trường, nhưng không, chú bé ấy đến gần tôi, trao mật khẩu, rồi đưa cho tôi một bức mật thư. Lúc bấy giờ, tôi mới biết cháu nhỏ ấy tên là Lượm, liên lạc cho mặt trận Việt Minh.

Liếc qua thơ tôi thấy nội dung có nhắc đến vài địa danh mà tôi không rõ. Tôi gọi theo Lượm:

–   Cháu ơi! Đi uống với chú cốc nước trà đã nào!

Nhưng Lượm không dừng lại, tôi phải chạy theo. Dáng người thì loắt choắt, đeo một cái xắc nho nhỏ, xinh xinh, đầu đội nón ca lô lệch sang một bên. Lượm cứ thế đi như chạy, đi như nhảy nhót trên hè, đôi chân sao cứ tung tăng mà tôi chạy theo cũng mệt. Thỉnh thoảng, Lượm quay lại nhìn tôi cười, huýt sáo một bài đồng dao vang một góc phố.

Rồi Lượm cũng dừng lại trước một quán nước nhỏ, thì ra chú bé cũng muốn nghỉ chân. Tôi đến nơi, thở hổn hển, hai chú cháu ngồi uống nước trà xanh. Lượm nói xa xa như người lớn:

–   Ởđây vắng và mát chú ạ!

Nghe vậy, tôi thầm phục chú bé có kinh nghiệm, kín đáo. Chờ bà hàng vào trong đun nước, tôi hỏi thăm đời sống của Lượm chú bé bảo:

–   Nhà cháu nghèo lắm, ở ngoại thành Hà Nội, cha cháu bị Tây bắn. Mẹ cháu nuôi hai con nhỏ. Cháu thù chúng nó. Đi làm công tác này để rửa hận cho cha, giúp ích cho nước! ởđồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà.

Ra khỏi quán, tôi hỏi gấp Lượm về tình hình Hà Nội. Rồi bảo: “Cháu khéo giữ gìn mọi mặt nhé! Cháu giỏi lắm. Nhưng chú vẫn phải nhắc thêm! Tạm biệt!”.

Không ngờ Lượm giơ tay lên trán “chào đồng chí” Rồi nheo mắt cười híp mí! Má Lượm đỏ sẫm như trái bồ quân. Đôi chân nhí nhảnh lại tung tăng, miệng lại véo von huýt sáo, chiếc ca lô lệch vẫn vắt vẻo, tung tẩy theo bước chân.

Công việc cách mạng ngày càng khẩn trương, cấp bách. Một hôm có người đồng chícùng quê ở Hà Nội gặp tôi. Kểvề Lượm: Hôm ấy cũng nhưmọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, chuẩn bị chuyến công tác đặc biệt. Nhưng Lượm nôn nóng, vì trong ấy có một lá thư “thượng khẩn” cháu đã xếp riêng bỏ trong túi quần. Con đường đưa thư lại băng qua cánh đồng vắng. Một bên là một đồn gác nhỏ của giặc. Bên kia là căn cứ bí mật của cách mạng. Nhưng nghĩ đến lá thư thựơng khẩn, Lượm không sợ chi hiểm nghèo. Em cứ băng qua đồng lúa, vừa đi vừa huýt sáo. Thỉnh thoảng, dừng lại lấy mũ ca lô chụp bướm, chuồn chuồn, giả vờ che mắt giặc. Ca lô chú bé cứ nhấp nhô, nhấp nhô.

Nhưng chúng không tha! “Đùng”! Viên đạn vô tình xuyên qua lồng ngực. Em ngã xuống cánh đồng. Lúc ấy Lượm chỉ còn cách căn cứ hai mươi mét. Để cứu em và để bảo mật thư từ, quân cách mạng phải lộ mặt nổ súng tấn công, hạ đồn giặc Pháp. Lúc đến cạnh bên Lượm, các chiến sĩ lặng nhìn. Em nằm trên lúa, cánh tay nắm một nhánh đòng đòng, đôi mắt nhắm nghiền như chìm trong giấc ngủ say. Phải chăng Lượm đã trở về chiếc nôi êm ái, một chiếc nôi thơm tho mùi lúa, báo hiệu một mùa vàng thắng lợi của quê hương?

Lượm ơi!

Cái chú bé loắt choắt, đeo cái xắc nho nhỏ xinh xinh véo von, ca lô đội lệch, với đôi chân sáo thoăn thoắt nhảy nhót bên hè. Nay đã đâu rồi? Lượm ơi! Cái chú bé huýt sáo vang một góc trời, nay đã đâu rồi?

0