06/05/2018, 08:48

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Văn mẫu hay lớp 7

Xem nhanh nội dung Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt : Nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất. ...

Xem nhanh nội dung

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Nam

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt : Nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.

Vào trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết mình đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này đang loay hoay tìm kiếm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội ? Trong chiếc túi đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ, hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong óc em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không một ai chú ý tới em đang lơ ngơ với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi là trả hay không trả. Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua áo quần mới này và mua những thứ đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: “ Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…”.

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện gì đó cháu?

– Dạ thưa chú… cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người bị mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú ấy lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới. Có tên tuổi, địa chỉ của người đánh mất, các chú công an sẽ thuận lợi trong việc trả lại chiếc túi.

Sáng thứ hai tuần sau đó, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất vui mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui vui.

Em hãy kể lại một sự việc xảy ra khiến cho em nhớ mãi – Bài làm 2

 

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng đặc biệt về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong cuộc sống của mỗi người, những sự kiện ấy không chỉ để lại những kỉ niệm khó quên mà nó còn gắn liền với những cảm xúc, tâm trạng. Bởi vậy mà mỗi khi ta nhớ về những sự việc đã xảy ra đó thì chúng ta cũng là một lần ta sống lại trong những kí ức xưa. Sự kiện quan trọng hay đáng nhớ của mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, ấn tượng cũng như cảm nhận của mỗi cá nhân. Đối với em, những kỉ niệm đáng nhớ không có gì to lớn mà đó chỉ là những mẩu chuyện mà em cảm thấy thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của mình.

Sự việc đã xảy ra khiến cho em nhớ mãi, đó chính là lần đầu tiên em có ý thức học bài thực sự, cảm hứng ấy đến vô cùng tự nhiên, và nó cũng mang lại cho em kết quả tốt khiến cho em nhớ mãi không quên. Cảm hứng học của em có lẽ đến khá ngẫu nhiên và bất ngờ, nó xảy ra vào thời điểm mà em cũng không thể lường trước được. Sự bất ngờ trong hoàn cảnh khiến cho em có nguồn cảm hứng thực sự, và khi ta có đam mê, có thể dùng đam mê ấy để tự làm một điều gì đó thì thật tuyệt vời.

Em còn nhớ rất rõ, đó là vào năm học cấp hai của em, mặc dù rất ghét môn ngữ văn nhưng trên đường đi học, nhìn ngắm cảnh đất trời sau cơn mưa thì bỗng dưng em lại nhớ về những hình ảnh thấp thoáng đâu đó trong bài thơ mình đã từng học, những từ ngữ trong đầu em lúc ấy đã kết hợp lại với nhau nhanh và chính xác đến mức em cũng không thể ngờ được. Bài thơ em mới đọc một lần trên lớp, về nhà không đọc lại và cũng không hề có bất cứ một ấn tượng nào bỗng nhiên được em đọc thuộc lòng, cảm giác của em lúc ấy ngỡ ngàng có, vui sướng hân hoan cũng có, mang lại cho em cảm giác em vừa thực hiện được một cái gì đó lớn lao lắm.

Em rất thích học toán và những môn khoa học tự nhiên, nhưng em lại học kém môn ngữ văn bởi em không tìm được niềm đam mê ở môn học này. Môn ngữ văn trong ấn tượng của em lúc bấy giờ là một môn học nhiều lí thuyết, thiếu tính ứng dụng và không thể thực tế với đời sống như môn học tự nhiên. Do đó em không thích học ngữ văn, những tiết học bài trên lớp em có cảm giác như thời gian bị kéo dài ra gấp đôi, cô giáo dù giảng rất nhiệt tình, hăng say nhưng em vẫn không thể cảm nhận được cái hay của bài.

Việc học tập môn ngữ văn của em trên lớp chỉ mang hình thức đối phó, miễn là qua môn. Trước những bài kiểm tra miệng, em thường học thuộc như một cái máy, đọc xong nhưng không có ấn tượng gì, và dù đọc thuộc lúc kiểm tra nhưng chỉ vài ngày sau những từ ngữ trong câu thơ cũng rơi rụng dần. Những bài thơ mà em thuộc thực sự rất ít ỏi. Nhưng cho đến một ngày, mọi ấn tượng về môn ngữ văn của em đều thay đổi, đó đều là do sự tác động bởi khung cảnh mà em bắt gặp khi đến trường.

Đó là một buổi chiều ngày thứ sáu, sở dĩ em nhớ được ngày bởi hôm ấy có hai tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Em vốn không thích học văn nên buổi hôm nào có tiết văn đều làm cho em chán nản, áp lực. Hơn nữa, buổi trưa hôm ấy trời mưa như trút nước, bầu trời giăng mây đen bao phủ cả bầu trời, những cơn gió rít lên từng hồi làm những hàng cây nghiêng ngả. Em đang thầm vui mừng vì nếu mưa to như vậy thì buổi chiều em có lí do để nghỉ học, và điều quan trọng nhất là em sẽ không phải học hai tiết văn. Tuy nhiên, chỉ tầm một giờ sau thì cơn mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại, em nén nỗi thất vọng trong một tiếng thở dài đầy chán nản.

Trên đường đi học, em lo lắng bởi hôm nay em chưa học bài về nhà, nếu như bị kiểm tra chắc chắn em sẽ bị phê bình. Nhưng quang cảnh sau mưa thật đẹp, trời quang gió hiu hiu thổi, mặt đường có nước mưa rội qua trơn bóng lấp lánh dưới ánh sáng của bầu trờ, dòng nước trên những con rạch thì lặng lẽ chảy, khung cảnh yên bình xung quanh khiến cho em quên đi nỗi lo bài cũ. Trong đầu em lúc ấy chợt hiện lên những câu thơ rời rạc, đất trời, núi rừng, và sau đó em tự nhiên có thể đọc thuộc được một đoạn thơ mà em chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được;

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Thật sự là rất ngẫu nhiên và tình cờ, trước khung cảnh tươi đẹp của vạn vật sau mưa đã khiến cho em nhớ lại và đọc thuộc được những câu thơ mà em từng cho rằng chúng rất hóc búa. Và kết quả là buổi kiểm tra hôm ấy em có thể đọc trọn vẹn khổ thơ này, cô giáo đã tuyên dương em trước cả lớp và cho em điểm chín khiến cho em rất vui mừng. Em chợt nhận ra môn văn cũng rất thú vị, không hề nhàm chán như em từng nghĩ.

Kể lại một sự việc xảy ra làm em nhớ mãi – Bài làm 3

"Trong đợt thi đua chào mừng ngày 26 tháng 3, lớp dẫn đầu phong trào thì đua là lớp..' – Thầy hiệu trưởng chợt dừng lại làm tôi thêm hồi hộp…" lớp 7 Văn'. Dường như chỉ chờ có thế, cả lớp tôi reo lên sung sướng. Mai công chúa thích chí thoi cho Hùng một quả. Cậu chàng nhăn mặt nhưng ngay sau đó lại toét miệng đến tận mang tai. Cả trường nhìn chúng tôi ngưỡng mộ và ghen tị. Đối với tôi ngoài niềm vui đó, tôi còn niềm vui nữa là lớp tôi vừa thoát khỏi “cơn sóng gió" đáng nhớ.

Lớp tôi  là lớp chuyên Văn, do đó sĩ số lớp là 37 thì có đến 30 là nữ. Bọn chúng tôi  thành "của hiếm" tròng vương quốc này. Mặc dù vậy, số lượng quá "khiêm tốn" của chúng tôi thường bị bắt nạt. Tôi nguyên là một lớp phó lao động, chức tước có vẻ khá nhất trong bọn. Vậy mà khi đối diện với chị em, mặt tôi cứ đỏ như mặt trời, ăn nói lắp bắp chẳng làm nên trò trống gì. Tướng vậy, quân còn khôn đốn hơn.

Vậy là được thế cho chị em lên mặt. Thật là hết chỗ nói, ngoài giờ học "chị em' túm lại từng nhóm để thảo luận. Họ thảo luận sôi nổi lắm, đề tài chăng có gì ngoài thời trang, phim ảnh. Có hôm cái Lan "ủy mị” khóc suốt buổi vì anh chàng Tom Cuise cưới vợ. Đó là yếu tố đề tình hình học tập giảm sút. Họ còn hay ăn quà. Quả là con gái lớp "ăn" có khác. Buổi học nào cùng rúc rích ăn như "mỏ khoét", Nói như vậy bạn lại cho tôi là vạch áo cho người xem lưng. Chúng tôi cũng đã góp ý nhưng chị em có thấu vào đâu! Sắp đến ngày 26 – 3 rồi, tình hình nguy mất. Bọn con trai lớp tôi đứa nào đứa nấy chuẩn bị sắm một "cái mo” để mà che mặt trong buổi chào cờ.

May thay, bọn con gái lớp tôi hồi này tự nhiên đổi khác, không còn rúc rích ăn quà như trước nữa, ít nói chuyện trong lớp hơn, thuộc bài cũ nhiều hơn, các ý kiến xây dựng bài khá hơn, có ý kiên còn được các thầy cô khen nữa là khác. Có lẽ “chúng nó" đã tỉnh ngộ ra rồi. Điểm giờ học của chúng tôi cao dần lên. Giờ kiểm tra bọn con gái không còn phải "nối mạng toàn cầu" nữa, lên bàng trả lời đâu vào đó cứ như là có phép màu. Điều làm chúng tôi há lòng há dạ là chúng ăn nói lễ độ hơn trước và tỏ ra biết tôn trọng các "tiểu trượng phu ". Và dĩ nhiên học hành như vậy thì các thầy cô tiếc gì mà không hạ bút cho chúng tôi điếm 10,

Chúng tôi dẫn đầu trường trong đợt thi đua, những chiếc mo bị quẳng vào sọt rác, chẳng cần nói nhưng tôi cùng vênh lắm. Sau chiến thắng mang tính chất toàn trường này tôi mới hiêu rằng: bọn con gái lớp tôi đã họp nhau thảo luận ra một kế hoạch (chác là dài lắm) để chấn chính hàng ngũ. Nó có hiệu lực thật. Nếu muốn biết kĩ thêm về kế hoạch đó thì xin mời bạn đến hỏi tác gia của nó. Đảm bảo bạn không bước chân ra khỏi lớp tôi được.

Tôi đang miên man suy nghĩ, bỗng vang lên một tiếng "hét":

– Cả lớp. Tiếng cái Oanh lớp trưởng nghe thật chói (con gái gì mà cứ như trăn lửa ấy) nhưng lại cũng rất đáng yêu.

– Cả lớp ngày mai đi lao động.  

Còn chần chừ gì nữa mà tôi không hét toáng theo cùng cả lớp: "Đồng ý!"

Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Bài làm 4

Hùng được mệnh danh là “thám tử” của lớp 6C vì đã khám phá được hai vụ án từ hồi còn học lớp 5 ở trường Đồng Cận. Có lẽ vì thừa huởng gen công an của bố mà Hùng phán đoán, nhận định tình hình rất nhanh. Cậu đã từng tuyên bố với hai “đệ tử” là Hòa béo và Thắng “Đôn-ki” là lớn lên cậu sẽ làm nghề thám tử tư và chắc chắn tên tuổi của cậu lẫy lừng chẳng kém gì Sê-lốc- hôm của thế giới.

Sáng nay Hùng đến trường sớm hơn thường lệ, đứng ở cửa lớp mãi. Cậu ra tận cổng trường ngóng hai đệ tử. Vừa trông thấy cái dáng lêu nghêu của Thắng Đôn-ki đi bên cạnh khổ người thừa mỡ của Hòa béo, Thắng đã nhảy bổ ra kéo hai cậu bạn vào góc sân trường thì thầm to nhỏ. Ba đứa hoa chân múa tay, trợn mắt trợn mũi bàn tính rất căng thẳng. Thắng lắc đầu quầy quậy:

– Nếu thế thì phải giàu chứ, sao đi học nó mặc áo vá?

Hùng gật gù cái đầu cắt “đinh” lởm chởm:

– Cậu đúng là không có tí năng khiếu thám tử nào, nó phải giả nghèo giả khổ chứ, nó tỏ ra giàu có thì khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, Tớ đã theo dõi đúng một tuần nay rồi mới nói với các cậu. Y xi, cứ đúng đầu giờ tiết 2. Nếu sai tớ xin từ chức thám tử.

Thắng vẫn chưa tin:

– Hôm qua tớ còn nhìn thấy mẹ nó đi chợ bán rau lang, cô ấy gầy, xanh lắm. Có lần nó đã nói với tớ là mẹ nó bị bệnh phổi nhưng không có tiền mua thuốc.

– Nhưng dì nó rất giàu – Hòa lập luận – có thể tạm thời gửi của ở nhà dì nó chứ, người ta dễ nghĩ dì nó giàu vì có chồng làm giám đốc.

– Ấy đấy – Hùng vỗ đùi đánh đét – thằng này khá, xứng danh đệ tử.

Vừa lúc tiếng trống trường vang lên, cả bọn kéo nhau vào lớp. Trước khi ngồi vào chỗ Hùng còn giơ ngón tay lên dứ trước mặt Thắng và Hòa, đó là tín hiệu “bí mật nhé”.

Vinh không hề biết mình đã lọt vào “tầm ngắm” của thám tử, nó cố gắng nhét cái cặp to đùng đã vá vài chỗ vào ngăn bàn. Thu hai tay dính đầy nhựa khoai lang vào vạt áo, nó lí nhí giải thích với cái Hoa tổ trưởng đang đi kiểm tra tay là nhựa khoai lang rửa không sạch chứ không phải tay nó bẩn. Hùng hất hàm ra hiệu cho Thắng và Hòa, ý bảo: ghê chưa, thằng này đóng kịch giỏi thật.

Vừa dứt hai tiếng trống giờ học đầụ tiên, Hùng đã vọt qua cửa sổ kéo hai đệ tử, chúng đến vị trí quan sát Hùng đã chuẩn bị trước, từ đó nhìn rất rõ cổng trường. Ngồi sụp xuống, Hùng vừa thở vừa chỉ cho hai bạn thấy cái lưng áo bạc màu của Vinh:

– Thấy chưa, nó đấy, bây giờ các cậu đã hiểu tại sao nó mang cái cặp to đi học, thế mà cứ dài mồm nói là của anh cậu ta để lại, thì ra là để đựng thuốc phiện. Nguy hiểm thật, không biết hắn đã gieo rắc “cái chết trắng” cho bao nhiêu người?

Hòa bàn:

– Hay ta báo công an….

– Không cần – Hùng gạt đi – chúng ta sẽ bắt quả tang, rồi giải ra đồn công an với đầy đủ nhân chứng vật chứng. Phen này bố tớ tha hồ mà lác mắt nhé. Kia kìa, đấy, dì nó đến rồi đấy, thấy chưa, đưa cho nó một gói bọc giấy báo, nó đút ngay vào cặp kìa. Bọn mình ra bắt quả tang đi.

Vinh tròn mắt nhìn Hùng, Thắng, Hòa đứng chặn trước mặt, nó ôm chặt cái cặp vào ngực lắp bắp:

– Các cậu, các cậu đi đâu mà chạy ghê thế?

Hùng gườm gườm, giọng đanh lại:

– Vinh, trong cặp sách kia có gì, cậu mở ra.

– Không, tớ không mở.

Vinh càng ôm cáỉ cặp chặt hơn. Hùng bước tới, giằng cái cặp trong tay Vinh, lôi gói giấy trong cặp ra, gí sát mặt Vinh:

– Cái gì đây?

Mặt Vinh tái nhợt, ấp úng:

– Đừng, đừng, tớ xin các cậu, các cậu đừng mở.

– Hừ – Hùng gằn giọng – bây giờ mới lộ chân tướng nhé, mở ra cho mọi người chứng kiến rồi theo chúng tôi về đồn công an.

Vừa nói Hùng vừa xé toạc lớp bọc. Từ trong gói giấy, những hạt cơm đã bốc mùi chua rơi tung trên cát. Vinh khóc:

– Các cậu thật quá dáng, dì tớ mang cơm nguội đến cho tớ mangvề nuôi lợn, mẹ tớ ốm, chỉ trông vào con lợn này để mua thuốc…

Cả bọn sững người đứng như trời trồng giữa sân trường. Mắt Thắng bỗng đỏ hoe, nó chạy vụt đi.

Thu Thủy (Tổng hợp)

 

0