06/05/2018, 08:48

Bình luận câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” – Văn mẫu hay lớp 7

Xem nhanh nội dung Hãy giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Nhân dân Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp, ngay từ xưa tới nay chúng ta đã biết yêu ...

Xem nhanh nội dung

Hãy giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

Nhân dân Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp, ngay từ xưa tới nay chúng ta đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt trong cuộc sống  người xưa đã từng nói: lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, và đặc biệt câu tục ngữ: nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng đã thể hiện rõ điều đó.

Mỗi con người Việt Nam đều mang trong mình chung một dòng máu của con Rồng cháu tiên chúng ta lên tự hào vì dòng máu hào hùng của dân tộc Việt Nam, dù thế nào chúng ta cũng cần phải giúp đỡ đùm bọc và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống này, dù là khác  gia đình, khác dòng tộc, khác dân tộc chúng ta cũng cần phải đoàn kết với nhau để thực sự trở thành những người có ích cho xã hội, truyền thống đoàn kết của dân tộc đã xuất hiện từ rất lâu đời như xưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mỗi chúng hãy sống đoàn kết và đùm bọ lẫn nhau để chúng ta thực sự trở thành 1 dân tộc giàu mạnh có sức mạnh và có sự đoàn kết chúng ta mới có những con người lớn của dân tộc được.

Dù nghèo đói hãy giàu sang chúng ta cũng cần phải giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, đừng vì những đẳng cấp xã hội mà chê bai và có những hành động không tốt đối với bạn bè và dân tộc của mình, những người giàu phải tương trợ và giúp đỡ những người nghèo cùng sống và giúp họ vươn lên trong cuộc sống này, lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Trong học tập chúng ta cần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập trong cuộc sống chúng ta giúp đỡ nhau cùng sống tốt và giúp học vươn lên sự nghèo đói. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng mà xen vào đó là cả những hoạn nạn và khó khăn, con người đều phải qua lúc này và lúc khác nếu con người  biết giúp đỡ nhau thì sẽ tạo ra một xã hội có sự cấu kết mạnh mẽ và thật sự trở thành niềm tin và những hoài niệm lớn của dân tộc được. Ngoài làng nghĩa xóm cần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, khi ôm đau bệnh tật có thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, cùng chung tay góp sức vì một cuộc sống thân thiện và tốt đẹp là người dân Việt Nam, chúng ta luôn luôn tự hào vì những truyền thống của dân tộc, sự đùm bọc và giúp đỡ nhau trong khó khăn, tương trợ tương thân tương ái lá lành đùm lá rách, bàu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chúng một giàn, đều là người dân Việt Nam, đều mang một dòng máu con rồng cháu tiên, đều có một nét đẹp truyền thống văn hóa chúng, chúng ta cần phát huy những truyền thống đó để có thể trở thành những người dân thật sự tốt và những con người có tình đoàn kết với nhau được.

Sự tương thân tương ái đó thể hiện ở các hành động  như các chương trình tết ấm tình thương  và các chương trình quyên góp vì người nghèo đã giúp chúng ta nhận ra những hành dộng cáo đẹp của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì con người Việt Nam, có những truyền thống đáng tự hào như vậy, chỉ có những con người luôn có tinh thần giúp đỡ và che trở cho người khác sẽ tạo nên những con người hoàn toàn tốt và những con người có tấm lòng vị tha.  Một dân tộc có bề dầy lịch sử chúng ta luôn tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc mình, muốn phát triển trong một môi trường nào chúng ta cũng cần phải học và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình được có như vậy mới giúp chúng ta thành những công dân tốt.

Nhiều công dân lại có xu hướng phản động câu kết với những thế lực xấu để chia rẽ và gây xung  đột  mất đoàn kết trong  nhân dân chúng ta cần lên án và có những hành động quyết liệt đối với những cá nhân đó.

Câu nói của ông cha ta thật đúng, nó là bài học quý báu cho mỗi chúng ta để trở thành những con người tốt trong xã hội chúng ta cần phải đoàn kết tương trợ và tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

Theo em người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” – Bài làm 2

Tính dân tộc, nghĩa đồng bào là vô cùng thiêng liêng. Tình nghĩa nồng thắm ấy đã in sâu vào trái tim khối óc người Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc. Trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu, nhân dân ta đã phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi thành truyền thống quý báu. Truyền thống ấy đã trở thành tiếng hát, lời ca mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tiêu biểu là câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

“Giá gương” là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất. Trên giá gương có thể là một tấm ảnh, một tờ giấy đã phai màu ghi một vài nét về tiểu sử và công đức của người đang được thờ cúng. Giá gương thường được sơn son thếp vàng rất đẹp, một vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm.

“Nhiễu điều là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa…) màu đỏ thắm (điều). Đem nhiễu điều phù lấy giá gương, làm cho giá gương đã đẹp ,lại càng thêm đẹp, thêm trang trọng. Chữ “phủ” trong câu ca dao là nghĩa chở che, bao bọc, biểu thị một thái độ, một tấm lòng tôn kính, biết ơn… của con cháu đối với ông bà, tổ tiên hình ảnh gắn bó vừa thiêng liêng, vừa nghĩa tình.

Đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ so sánh đến khái quát, nhân dân ta đã lấy hình ảnh "Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để qua đó, nêu lên một bài học đạo lí có giá trị giáo dục sâu sắc: khuyên nhủ mọi người Việt Nam giữ gìn và nêu cao tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Bài học mà câu ca dao nêu ra thật sâu sắc, thấm thía.

Tại sao “Người trong một nước phải thương nhau cùng?” – Người trong một nước cùng chung cội nguồn, nòi giống đều là con Rồng cháu tiên. Họ có chung một nền văn hoá lâu đời, chung lịch sử, chung một nước Việt Nam yêu quý. Dù là Kinh hay Mường, Thái hay Tày. Ba-na hay Ê-đê, v.v… nhưng vẫn là anh em xa gần, anh em trong đại gia đình Việt Nam, có mối quan hệ vật chất và tinh thần gắn bó ,chung một Thủ đô Hà Nội và chung một cơ đồ Việt Nam. Huyền thoại “Trăm trứng”, truyện cổ tích “Quả bầu” làm cho mỗi người chúng ta bồi hồi xúc động, biến cảm sâu sắc lời ca “Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tinh yêu thương đoàn kết dân tộc ấp ủ trong tim ta tình làng nghĩa xóm, lòng yêu nước thương nòi thắm thiết bao la. Nó nhắc nhờ ta biết chia ngọt sẻ bùi với nhau, biết yêu thhương đùm bọc nhau. Nó cho la niềm tin về sức mạnh nòi giống, về lòng tự hào dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng thù trong giặc ngoài. Cả cộng đồng người Việt Nam đoàn kết yêu thương cùng đi lên phía trước, xây dựng đất nước phồn vinh.

Tình yêu thương, đùm bọc đổng loại là đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta. Cây có cội,nước có nguồn, chim có tổ, người có tông. Câu ca dao sau đây mỗi lần đọc lên, là người Việt Nam ai mà chẳng bồi hồi:

“Ai về Phú Thọ cùng ta,

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mồng Mười.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”.

Dù sống ờ miền Nam hay miền Bắc, miền xuôi hay miền ngược hoặc là Việt kiều tha phương,… tất cả đều là con em đại gia đình Việt Nam. Việt Bắc, Tây Bắc là cái nôi của Cách Mạng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã từng “hạt muối cắn đôi” với anh bộ đội Cụ Hồ trong thời chống Mĩ. Tình yêu thương đoàn kết dân tộc là cơ sở của tình yêu nước. Qua đó, ta càng thấy trách nhiệm của mỗi người phải góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Trung hiếu, nhân nghĩa là nền tảng của đạo lí. Chữ hiếu là đạo làm con. Chữ trung là đạo làm người, làm dân. Trong mối quan hệ xã hội, con người phải sống tình nghĩa, thủy chung. Tình người, tình đồng bào là thiêng liêng cao cả “Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tình yêu thương đoàn kết dân tộc phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể: nhường cơm sẻ áo, giúp thuốc men, lương thực… cho nhau khi gặp thiên tai địch họa. Đồng bào vùng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Việt Bắc bị lũ lụt, tàn phá thì đồng bào cả nước hướng về, ra sức giúp đỡ, chi viện. Hoạt động của các hội Việt Kiều đã thắt chặt ba, bốn triệu người Việt đang sinh sống làm ăn ờ nước ngoài gắn bó với quê hương là một biểu hiện cao đẹp nâng cao tình cảm dân tộc.

Nghĩa tình của đồng bào ta thật sâu sắc, đẹp đẽ, ca dao, dân ca có bao bài hay ngợi ca:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng “

Nhân dân ta nhân hậu, sống trọn vẹn nghĩa tình. Yêu nước, thương lòi, thương mình, thương người, tương thân tương ái,… là vẻ đẹp tâm hồn, là đạo lí của dân tộc. Câu ca dao trên đã cho thấy nguồn sức mạnh Việt Nam. Với tình thương mà tổ tiên ta đã xây đắp nên nền Văn hiến Đại Việt lâu đời. Với tình thương mà nhân dân ta ngày nay đang xoá bỏ hận thù quá khứ, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,hướng vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Hạnh phúc, ấy là tình thương. Đạo lí làm người, ấy là nhân hậu, ấy là tình thương.

Suy nghĩ về câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng – Bài làm 3

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua bao khó khăn trở ngại để vươn lên trong cuộc sống. Để nhắc nhở con cháu bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã đúc kết lại qua câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau giải thích.

Trước hết, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu ca dao. “Nhiễu điều” là một thứ vải tơ màu đỏ, “giá gương” là cái khung bằng gỗ để đỡ lấy tấm gương đặt giữa bàn thờ. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hình ảnh đó ngụ ý  thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn gửi gắm vào đó lời khuyên nhủ: người sống chung một nước thì phải thương yêu nhau như tấm nhiễu điều phủ lên giá gương. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vì sao người trong một nước phải thương yêu nhau ?

Vì mỗi chúng ta tuy khác dòng họ, khác dân tộc, khác hoàn cảnh sống nhưng đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, đều từ bọc trăm trứng mà ra, là con của Rồng, cháu của Tiên, nói cùng một tiếng mẹ đẻ, cùng chung một phong tục tập quán, chung một quốc tịch Việt Nam, cùng chung hai tiếng gọi đồng bào. Chúng ta không khác gì anh em chung một nhà, cùng chung sống hòa bình trên đất nước hình chữ S Việt Nam thân yêu.

Hơn nữa, việc mọi người chung một nước thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn còn là truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân từ bao đời nay. Truyền thống tốt đẹp đó đã được ghi lại qua nhiều câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như :

“Lá lành đùm lá rách”

“Thương người như thể thương thân”

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

Hoặc ca dao :

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay :

“Giúp người, người lại giúp ta

Tình làng, nghĩa xóm đậm đà thân thương” 

Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó ? Việc mọi người chung một nước thương yêu nhau không phải chỉ là lời nói suông mà phải được biểu lộ ra bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Ta thấy hiện nay, khắp nơi đâu đâu cũng có những tấm lòng vàng, những vòng tay nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp, những ngôi nhà tình nghĩa, những phần quà đằm thắm nghĩa tình của các nhà tài trợ, các mạnh thường quân  gửi đến cho những đồng bào nghèo, trẻ mồ côi, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, những gia đình bị thiên tai, lũ lụt, những cảnh đời cơ nhỡ …

Tóm lại, câu ca dao trên là một lời khuyên chân tình, muốn nhắn nhủ mọi người cùng chung một nước cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Đã bao năm trôi qua nhưng câu ca dao vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa sâu sắc của nó. Bản thân em luôn ghi nhớ về bài học này, luôn biết sống yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp trong xã hội ngày nay như nhà thơ Tố Hữu đã viết :

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”

Nhân dân ta thường khuyên nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương… Người trong một nước phải thương nhau cùng". Lời khuyên trên có ý nghĩa gì? Hãy chứng minh rằng nhân dân ta đã làm đúng như lời khuyên đó – Bài làm 4

Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau. Truyền thống cao cả, tốt đẹp đó luôn được nhắc nhở trong nhân dân. Đặc biệt, nhân dân còn dùng hình ảnh ví von để khuyên nhủ nhau trong câu ca dao gợi cảm:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Với chúng em hôm nay, câu ca dao vẫn còn là một bài học xứng đáng để chúng em tìm hiểu và nghĩ suy. Nhiễu điều là một thứ hàng tơ màu đỏ, giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kì vừa đỡ lấy tấm gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy nếu để riêng rẽ không có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi đem mảnh nhiễu điều phủ lên giá gương, chúng sẽ tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Nhiễu điều giữ cho gương khỏi bụi và được trong sáng thêm, gương phản chiếu ánh sáng, lồng trong tấm nhiễu điều ánh lên sắc màu rực rỡ. Do đâu mà chiếc giá gương trở nên lộng lẫy và tấm nhiễu điều bỗng toát lên vẻ đẹp ưa nhìn? Chính vì đứng cạnh nhau, phủ lấy, bao bọc lấy, che chở lấy mà cả hai hình ảnh trên trở nên có giá trị có ý nghĩa bảo vệ, yêu thương.

Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn nêu bật lên nột lời khuyên nhủ thấm đượm nghĩa tình: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Thì ra cái cốt lõi của vấn đề là ở câu này. Chân lí của người bình dân được phát biểu một cách giản dị như thế đó. Lời khuyên nhủ nhau đã trở thành hơi thở của một dân tộc, gìn giữ cho nhau và truyền lại cho nhau đời này sang đời khác, về mặt tình cảm, những người cùng chung một nước có cùng chung nguồn gốc lịch sử, đã cùng trải qua những giờ phút vinh quang cũng như những tháng ngày đen tối. Bên cạnh đó, họ còn có chung nguồn gốc tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ, sinh hoạt cùng một phong tục, tập quán. Họ không khác gì anh em một nhà, cùng chung sống trong bầu không khí ấm cúng của gia đình, về mặt lí trí, người dân trong một nước có nghĩa vụ tương trợ, giúp cho nhau, nghề này nhờ nghề kia mà phát triển lên, phải đoàn kết, gắn bó nhau để bảo vệ quyền lợi của nhau, không để cho kẻ ngoại bang chiếm đoạt.

Xuất phát từ lý tưởng yêu nước thương dân, vì danh dự của dân tộc, của Tổ quốc, người dân trong một nước sẵn sàng đem xương máu mình để hảo vệ tự do, độc lập. Một người dân trong nước làm được điều hay, việc lạ, cả nước lấy làm vinh dự chung. Một người dân làm điều xấu, cả nước lấy làm hổ thẹn, buồn rầu. Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta dã chứng tỏ được tình yêu thương, đùm bọc của nhân dân trong nước là cơ sở lòng yêu nước, thương nòi. Giữ nước là một công việc lớn lao, không chỉ một người hay một nhóm người nào có thể làm nổi. Nếu có giặc ngoại xâm, ai cũng chỉ khư khư lo giữ của cải riêng mình, chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc, giặc sẽ lần lượt tiêu diệt hết người này đến người khác. Nhưng nếu lúc ấy, tất cả mọi người đều đồng lòng, hợp sức lại chống kẻ thù, tất nhiên ta có thể chống đỡ được giặc. Dưới đời Trần, giặc Nguyên Mông hung hãn và thiện chiến mà ba lần xâm lược nước ta đều chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là nhờ lúc ấy từ vua đến dân, từ tướng lĩnh đến quân sĩ, đều gắn bó bên nhau, quyết tâm đánh giặc. Tinh thần đoàn kết chiến đấu đó được phát huy cao hơn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ thế, nhân dân ta từ hai bàn tay không đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vang dội, chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng và chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc như ngày nay.

Bài học yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước trong từng thời kì có những điểm khác nhau. Nếu trong đấu tranh dựng và giữ nước có sự đồng tâm hợp lực, trên dưới một lòng đánh đuổi ngoại bang, thì khi thiên tai, hoạn nạn, là tinh thần "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã, em nâng". Chính những lúc này tấm lòng yêu thương, đùm bọc, cưu mang lẫn nhau lại càng thắm thiết hơn bao giờ. Trong đời sống bình thường, thiết nghĩ sự quan tâm giúp đỡ nhau khi tối lửa, tắt đèn, sự qua lại lúc giỗ chạp, hiếu hỉ cũng cần thiết để nói lên nghĩa tình của người dân trong một nước. Tất cả đã trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của dân tộc chúng ta.

Là người công dân nhỏ tuổi của một đất nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, em vô cùng sung sướng được mang trong người dòng máu nhân ái chan hoà của dân tộc anh hùng. Kế thừa truyền thống cao đẹp của cha ông, đối với em lúc này là biết kính yêu ông bà, cha mẹ, hoà thuận với anh em, nhường cơm sẻ áo với người bất hạnh, trẻ mồ côi, tương thân tương ái với láng giềng… Em nghĩ đó cũng là nền tảng của tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước. Câu ca dao đã có tự bao đời em không rõ, nhưng ý nghĩa của nó đã trở nên muôn đời vì bài học đó đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân, mà em hằng ghi nhớ: phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn. Trong thời đại ngày nay, truyền thống thương yêu, đùm bọc nhau càng cần được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở mỗi người dân, mỗi đoàn thể, mỗi địa phương trong cả nước ta.

Thu Thủy (Tổng hợp)

 

0