Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Văn mẫu hay lớp 5
Xem nhanh nội dung Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương Ở làng trẻ em Béc-la Hà Nội, chẳng ai là không biết tới Nguyễn Bá Lý bởi em có thành tích học tập thật đáng nể. Như bao đứa trẻ khi được nuôi dạy ở ...
Xem nhanh nội dung
Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương
Ở làng trẻ em Béc-la Hà Nội, chẳng ai là không biết tới Nguyễn Bá Lý bởi em có thành tích học tập thật đáng nể. Như bao đứa trẻ khi được nuôi dạy ở Làng, Nguyễn Bá Lý xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn cũng có một hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Không thể chịu được những trận đòn liên tiếp của một ông chồng nát rượu, mẹ Lý bỏ nhà ra đi, để lại ba đứa con nhỏ nheo nhóc. Khi đó Lý mới 2 tuổi.
Một thời gian, sau khi chia tay với mẹ, bố Lý cũng lên Thái Nguyên lập gia đình tại đó. Ba đứa trẻ nhỏ sống dựa vào người ông nội gầy gò ốm yếu (bà nội đã mất). Do hoàn cảnh khó khăn nên anh và chị của Lý phải sớm bỏ học để làm ruộng lấy thóc gạo nuôi 4 ông cháu. Rất may niên học 1999- 2000, khi Lý đang học lớp 4 thì em vào Làng trẻ Béc-la Hà Nội.
Những ngày đầu vào học ở Trường Tiểu học Héc-man (Cầu Giấy), tuy lạ trường, lạ bạn nhưng Lý đã sớm chứng tỏ trí thông minh và khả năng học tập của mình. Năm học lớp 5, Lý thi đoạt giải Ba cấp Quận và giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp Thành phố cả 2 môn Văn và Toán. Lớp 6, đỗ vào Trường điểm Lê Quý Đôn của quận Cầu Giấy, được chọn vào đội tuyển của Trường và rồi Lý tiếp tục đoạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp Quận về môn Hóa học.
Được các mẹ trong Làng chăm sóc và yêu thương, Lý luôn luôn cố gắng học giỏi và tới năm lớp 9 vừa rồi, kết quả học tập của Lý đạt rất cao: giải Nhất cấp Quận, giải Ba học sinh giỏi cấp Thành phố môn Vật lí.
Ở trường em cũng được các thầy cô rất quan tâm, nhất là cô giáo Thủy. Cô Thủy nhận phụ đạo cho các bạn học sinh giỏi trong trường, nhưng với Lý không những cô đã dạy miễn phí mà còn quan tâm hơn so với các bạn khác.
Ước mơ của em là được học tập trong một môi trường tốt nên năm học vừa qua, em rất muốn khi chuyển cấp lên Trung học phổ thông sẽ được học ở một trường chuyên nào đó. Rất may, qua buổi đến thăm Làng của một tổ chức phi Chính phủ của Ca-na-đa, biết em có nguyện vọng như thế, họ đã đồng ý cấp kinh phí nếu em thi đỗ. Được các mẹ trong Làng giúp đỡ, Lý làm đơn thi vào hai trường Am-stéc-đam và khối Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả, Lý thi đỗ cả hai trường nhưng chọn vào Đại học Sư phạm. Là con nhà nghèo nhất khối, Lý không bị các bạn khinh mình nghèo mà còn được các bạn rất yêu thương, quý mến và đặc biệt được cô chủ nhiệm hết sức quan tâm, động viện khiến em càng cố gắng để học tốt hơn.
Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm 2
Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các ban được cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Em quyết định vào lớp xin học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra dịu dàng hỏi:
– Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ thưa:
– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Kí. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thông, bất động. Cô giáo lắc đầu:
– Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Kí nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hom ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau cô giáo đến nhà Kí. Bước qua cổng, cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động. Kí đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẫu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Kí rồi cgho em mấy viên phấn.
Thế rồi Kí lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lướp, trải chiếu cho Kí ngồi học ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mười ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Kí vẫn gắng sức viết theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn vội chạy tới. Thì ra, bàn chân Kí bị chuột rút, co quắp lại, khôgn duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Nhờ sự động viên của cô giáo và các bạn, Kí lại hì hục tập viết.
Kí kiên nhẫn, bền bĩ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân bị chuột rút liên hồi…nhưng Kí không nả lòng.
Nhờ luyện tập kiên trì, kí đã thành công. Em đã đạt điểm 8, 9 rồi 10 về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Kí thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống. Bac đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực ấy.
Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm 3
Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.
Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm 4
Thành là bạn học chí thiết của em. Cả lớp chúng em đều quí mến và khâm phục Thành.
Cậu Thành học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một học sinh vượt khó, học giỏi được thầy cô giáo và bạn bè quý mến. Mồ côi bố từ nhỏ, ở với mẹ và bà ngoại…Nhà nghèo, mẹ bán rau. Ngoài bộ đồng phục ra, Thành không có bộ quần áo mới nào cả. Cái áo khoác mặc trong những tháng ngày đông rét mướt là áo thầy Duy mua tặng Thành. Nhà xa trường hơn hai cây số, trời mưa hay nắng, mùa xuân hay mùa đông, Thành đều đi học đúng giờ. Thành học giỏi, luôn đứng đầu lớp, nhưng rất khiêm tốn, thân ái với các bạn. Thành lao động giỏi, giúp bà, giúp mẹ được bao công việc trong gia đình.
Thành đã nhận được phần thưởng của Quận Đoàn về gương sáng " Chăm ngoan, vượt khó, học giỏi". Thầy Hiệu trưởng khen Thành trước học sinh toàn trường và nhắc đi nhắc lại câu tục ngữ " có chí thì nên" để khuyên học trò vươn lên.
Thu Thủy (Tổng hợp)