Thuật lại một kỉ niệm cũ đã làm cho em hối hận – Văn mẫu hay lớp 5
Xem nhanh nội dung Thuật lại một kỉ niệm cũ đã làm cho em hối hận – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bến Tre Hàng năm cứ đến dịp bãi trường em được về quê ông ngoại nghỉ mát. Em được ông ngoại em yêu lắm. Mỗi ngày em chỉ ôn lại bài vở vào buổi sáng, còn buổi chiều em ...
Xem nhanh nội dung
Thuật lại một kỉ niệm cũ đã làm cho em hối hận – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bến Tre
Hàng năm cứ đến dịp bãi trường em được về quê ông ngoại nghỉ mát. Em được ông ngoại em yêu lắm. Mỗi ngày em chỉ ôn lại bài vở vào buổi sáng, còn buổi chiều em được đi chơi ngắm cảnh và hưởng gió đồng quê. Thú giải trí em ưa nhất là cái thú đi bắn chim bằng ná cao su. Thật là vừa gián dị lại vừa rẻ tiền.
Một buổi chiều em đang lang thang quanh bụi tre trong làng, bỗng có tiếng chim hót ríu rít trên cao làm em ngửng đầu lên. Em thấy một đàn chim chào mào đang chuyền từ cành nọ qua cành kia. Em đặt viên sỏi (sạn) vào ná cao su và sửa soạn để sẵn sàng bắn. Em tự nhiên hồi hộp lạ thường hi vọng sẽ bắn được chim. Em cúi lom khom, em len lỏi qua bụi rậm, cố tiến sát tới gần nơi chim đang đậu. Em chỉ muốn giương ná bắn ngay. Nhưng xa quá mà khốn nỗi nếu thấy động chúng sẽ bay xa hết. Em lại kiên nhẫn dò từng bước để đến gần chúng hơn. Không may em dẫm phải một cành khô kêu răng rắc. Thấy động, con thì bay xa, con thì chuyền lên cành cao nhớn nhác. Em tưởng chúng bay đi hết. Nhưng may quá còn một con đậu cành thấp vừa tầm, đang ngơ ngác nhìn tứ phía và kêu chiêm chiếp. Em đoán ngay là một con chim non lạc đàn.
Ná cao su đã sẵn sảng, em chọn chỗ thuận tiện để được nhìn thấy ngực con chim đang phơi ra, không một lá cây nào che chở. Em nín thở dang tay kéo căng đôi dây cao su nhắm rất cẩn thận rồi một tiếng “phạch" ngắn phát ra. Đôi dày cao su co lại mạnh bổn về phía trước ném theo viên sỏi lẻn cao. Trong nháy mắt chim xoà hai cánh quay cuồng rơi xuống đất. Em cảm thấy kiêu hãnh như kẻ thắng trận, chiếm đoạt đươc một con vật đã từng bay nhảy khắp nơi. Nhưng sự kiêu hãnh của em khòng được bao lâu khi em ngắm kĩ con chim em vừa hạ được. Khốn nạn thay cho nó, nó đã chết đâu ; nó còn thở mạnh, nó bị thương ngất đi, nhưng chỉ một vài phút sau đã tỉnh. Thoạt tiên nó giẫy giụa, nhưng sau chắc vì biết số phận nó, hoặc vì vết thương làm cho nó quá đau đớn ; nó nằm im trong lòng bàn tay em.
Em nhìn kĩ thấy mắt nó ướt. em tưởng chừng như nó đang khóc. Tự nhiên một tình thương đến tràn ngập lòng em. Lúc đó chim mẹ và mấy con chim con vẫn chuyền cành quanh đây kêu những tiếng thảm thiết. Em tường chừng như chúng cũng hết sức đau khổ, chúng cũng đang tìm đứa con lạc lõng. Em cảm thấy em ác nghiệt quá, chỉ vì để giải trí mà nỡ giết hại một con chim yếu đuối. Em hối hận vó cùng. Em thả con chim khốn nạn vào bụi tre. Nó bay chập choạng trông rất đáng thương. Vận dụng hết tàn lực nó cố hết sức bay chuyền tìm mẹ nó, không biết nó có còn gặp được mẹ nó hay không?
Một lát sau, con chim đã khuất vào bụi tre, em mới trở về nghĩ thương xót cho con chim khốn nạn đêm nay sẽ lạc mẹ, hay sẽ chết vì vết thương do chính em gây ra. Em cảm thấy hối hận và từ hôm đó không bắn chim nữa.
Thuật lại một kỉ niệm cũ đã làm cho em hối hận – Bài làm 2
Đã hai năm trôi qua, giờ đây tôi vẫn nhớ về một câu chuyện đã làm tôi hối hận khôn nguôi. Câu chuyện đáng buồn đó xảy ra năm tôi lên lớp Sáu, mỗi khi nhắc hay nhớ lại, tôi cảm thấy như chuyện vừa mới xảy ra gần đây.
Năm tôi bắt đầu vào cấp II, tôi có rất nhiều bạn mới, và cũng thêm vào đó là môn Vật lí: môn học mà tôi “ghét cay ghét đắng”. Mỗi lần trống bắt đầu vào tiết là tôi thấy lo lắm, tôi sợ cô sẽ gọi mình lên bảng kiểm tra miệng. Có hôm cô gọi tôi lên bảng, tôi giật thót mình, mặt sợ sệt, lo lắng. Tôi bước lên bảng với khuôn mặt tái mét. Có mấy đứa cười tôi, nhìn tôi. Tôi cũng không hiểu tại sao tụi nó cười mình hay trên mặt tôi có nhọ chăng? Hóa ra không phải là mặt tôi có nhọ mà tụi nó đã biết thừa tôi không học bài cũ.
Các bạn biết không, tại môn Vật lí này đã sinh ra cái tật lười trong tôi. Và cũng phải cảm ơn nó đã cho tôi một bài học in dấu mãi trong lòng tôi khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ.
Trước ngày kiểm tra môn Vật lí, tôi lo lắm không biết ngày mai sẽ làm bài như thế nào, tôi cầu trời cầu Phật cho mọi việc êm ả. Không ngờ tôi đã quá chủ quan khi đọc đề cương ôn tập, cứ thoải mái chơi. Cuối cùng nó đã gây ra hậu quả mà tôi không ngờ tới.
Sáng hôm sau, bầu trời như tối sầm lại, tôi đến lớp với khuôn mặt lo sợ, căng thẳng. Ngồi trong lớp, cả bọn bàn tán mãi câu: “Cậu học Lí chưa, tiết đầu kiểm tra đó”. Bỗng tiếng trống vang lên bắt đầu vào tiết. Cửa phòng từ từ mở ra mà tim tôi đập mạnh gần như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Cô giáo đi từng dãy để phát đề. Tôi nhìn vào đề mà mắt tròn xoe:
– Trời ơi, sao đề gì mà khó thế này!
Tôi ngồi đần ra, thằng bạn thân ngồi bên cạnh tôi thì thầm: “Ê! Không làm bài đi à, cả lớp làm rồi kìa”. Tôi cầm bút lên nhìn vào đề mà choáng váng, sợ hãi đến nỗi cầm bút còn không vững. Tôi ngồi cắn bút mà nghĩ:
– Thôi đã trót không học rồi thì cứ đánh bừa vào, trúng hay không còn tùy.
Thời gian trôi nhanh quá, vậy mà cũng đã hết tiết. Có đứa hỏi tôi: “Cậu làm tốt chứ”. Tôi đáp lại với giọng nói lo lắng và không chắc chắn: “À.., ừ tốt”. Vậy là cả buổi học hôm đó tôi ngồi với một tâm lí không hề thoải mái cho đến lúc tan học.
Tôi vừa bước vào nhà, mẹ tôi đã hỏi:
– Hôm nay thi tốt không con?
Tôi vẫn chỉ đáp lại mẹ tôi một câu:
– Dạ! Tốt!
– Vậy thì lên tắm rửa rồi xuống ăn cơm đi con.
Tôi không nói không rằng đi thẳng lên phòng… Vậy là cả tối hôm đó tôi cứ thẩn thờ như người mất hồn.
Sau đó một tuần, cô giáo trả bài. Lần này không như các lần khác, cô đến từng bàn đưa bài cho chúng tôi. Cho đến khi cô đưa bài cho tôi, tôi mới hoảng hốt, chân tay lẩy bẩy, một con số 2 đập vào mắt tôi. Còn tệ hại hơn thế cô giáo nhắc cả lớp:
– Bài kiểm tra này cả lớp đưa về cho bố mẹ xem và kí vào bài, kể cả các bạn điểm tốt hay xấu.
Tôi không dám đưa bài này cho bố mẹ. Lại một hôm nữa tôi ngồi học mà chẳng thu thập được cái gì cho mình. Trên đường về nhà, vừa đi vừa nghĩ xem có cách nào có thể tránh tội được không, cuối cùng tôi đã đưa ra phương án rất táo bạo:
– Hay là mình cứ giấu bài trong ngăn bàn, khóa chặt lại, rồi ra sao thì ra.
Tôi về nhà chạy vọt lên phòng, khóa chặt cửa rồi bắt đầu kế hoạch cho tới lúc bố gọi xuống ăn cơm. Ngồi ăn cơm, tôi ăn lấy ăn để rồi chạy lên phòng nhưng đột nhiên mẹ hỏi:
– Hôm nay đã trả bài kiểm tra Vật lí hôm trước chưa con?
Tôi ấp úng trả lời:
– Dạ chưa, chắc là tuần sau mẹ ạ.
Đến tối, mẹ tôi lên phòng bảo tôi mở bàn học ra để mẹ dọn sách vở cho gọn, tôi từ chối thẳng thừng:
– Thôi, thôi ạ, không cần đâu mẹ ạ, để hôm nào con tự dọn.
Cho đến hai ngày hôm sau cô giáo kiểm tra xem chúng tôi đã đưa cho bố mẹ xem chưa, nhưng vẫn còn rất nhiều bạn chưa làm tròn nhiệm vụ cô giao, đa số là những bạn được điểm kém và dĩ nhiên, trong đó có tôi. Cô đã tạo cơ hội cho chúng tôi đến tuần sau. Vậy mà tôi vẫn cố gắng nói dối cho đến ngày hôm đó.
Đến tối, cô giáo gọi điện đến nhà tôi. Tôi lo sợ, chắc là chuyện điểm thi rồi, tôi không biết mẹ tôi nói chuyện gì với cô, chỉ biết sau đó mẹ gọi tôi xuống và hỏi tôi cặn kẽ. Tôi đã kể hết cho bố mẹ nghe, tối hôm đó tôi thấy bố mẹ tôi cũng rất buồn…
Cuối năm, trong buổi tổng kết năm học, cô giáo nói với lớp tôi bằng giọng rất buồn:
– Cô rất tiếc, đáng lẽ cô sẽ đưa lớp ta thành lớp chuyên Lí và sẽ có một số bạn được vào đội tuyển nhưng chỉ vì một học sinh lớp ta mà cô đã thôi…
Tôi biết cô sẽ không nhắc đến tôi, cô không muốn cả lớp bàn tán về tôi. Nói thật, tôi cũng cảm thấy rất xấu hổ, vừa tiếc cho cả lớp vừa giận bản thân mình, vì mình mà cả lớp không được tuyên dương trước toàn trường.
Giờ đây, tôi đã là một học sinh của lớp chuyên Lí. Mỗi lần nhớ lại chuyện này, tôi vẫn tự hỏi tại sao ngày ấy tôi lại để mình tuột dốc đến như vậy. Chính sự tế nhị, khéo léo của cô giáo đã giúp tôi nhìn nhận lại bản thân mình, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trong học tập trở thành một học sinh ngoan, có thành tích cao trong học tập, trong đó có cả môn Vật lí mà tôi đã từng “ghét cay ghét đắng”.
Qua câu chuyện tôi kể trên, tôi chỉ mong các bạn hãy luôn phấn đấu trong học tập để không làm bố mẹ hay thầy cô phiền lòng.
Thu Thủy (Tổng hợp)