06/05/2018, 10:12

Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Ninh Vài lần, con gái tôi gọi điện và nói, "Mẹ, mẹ phải đến xem những bông thuỷ tiên vàng trước khi chúng tàn". Tôi rất muốn đi, nhưng đó là một quãng đường hai giờ đồng ...

Xem nhanh nội dung

Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Ninh

Vài lần, con gái tôi gọi điện và nói, "Mẹ, mẹ phải đến xem những bông thuỷ tiên vàng trước khi chúng tàn". Tôi rất muốn đi, nhưng đó là một quãng đường hai giờ đồng hồ lái xe từ Laguna đến Hồ Arrowhead. "Mẹ sẽ đến vào thứ ba tới. " Tôi hứa, một cách bất đắc dĩ, vào cuộc gọi lần thứ ba của nó.

Thứ ba kế đó là một ngày mưa ảm đạm và lạnh lẽo. Nhưng vì đã hứa nên tôi phải đi. Khi cuối cùng tôi cũng đến được nhà Carolyn – con gái tôi. Ôm hôn chào những đứa cháu của mình, tôi nói:

–       Hãy quên những bông thủy tiên đi, Carolyn! Đường đầy mây và sương không thế nhìn thấy gì, và không có gì trên thế giới này trừ con và những đứa trẻ có thể khiến mẹ chịu đựng nó để lái xe thêm một inch nào nữa!

Con gái tôi mim cười và nói:

–      Chúng ta vẫn lái xe trong tình trạng này được mà mẹ.

–      Con sẽ không thể khiến mẹ bước ra đường cho đến khi trời quang đãng trở lại, và đó là khi mẹ về nhà! Tôi kiên quyết.

–      Con đã hy vọng mẹ sẽ đưa con ra chỗ sửa để lấy xe của con.

–      Chúng ta sẽ phải đi bao xa?

–       Chi qua mây toà nhà là đến, Carolyn nói: – Con sẽ lái xe.

Sau vài phút, tôi hỏi:

–       Chúng ta đang đi đâu đây? Đây không phải là đường đến gara!

–      Chúng ta đang đi đến gara, chi có điều bằng con đường dài hơn thôi Carolyn mim cười, bằng con đường hoa thủy tiên vàng.

–       Carolyn, "Tôi nói nghiêm khắc, – quay xe lại đi

–      Thôi nào mẹ, mọi việc sẽ ổn thôi, con hứa. Mẹ sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu mẹ để lỡ mất cảnh tượng này đâu.

Sau khoảng hai mươi phút, chúng tôi rẽ vào một con đường sỏi và tôi thấy một nhà thờ nhỏ, ở bên phía xa của nhà thờ, tôi thấy một tấm biến viết tay "Vườn hoa thuỷ tiên vàng. "

Chúng tôi ra khỏi xe và dắt theo những đứa trẻ, tôi theo Carolyn đi xuống  con đường mòn. Rồi chúng tôi rẽ vào một góc của con đường, và tôi nhìn lên, sững sờ. Trước mắt tôi là một cảnh tượng kỳ diệu. Nó giống như có ai đó đã trút cá một thùng to toàn vàng trải từ trên đỉnh núi xuống vậy. Những bông hoa được trồng theo những vòng xoáy rực rỡ, những dải màu da cam, trắng vàng chanh, hồng cam, vàng nghệ và vàng bơ. Mỗi màu khác nhau được trồng thành từng nhóm, hoà quyện và chảy như dòng sông màu của riêng chúng. Có năm acre hoa được trồng ở đó.

–       Nhưng ai đã làm điều này? Tôi hỏi Carolyn.

–       Chỉ một người phụ nữ. Carolyn trả lời.

–       Bà ây sông trên mảnh đất này. Kia là nhà bà.

Carolyn chi vào một ngôi nhà có hàng rào, trông nhỏ nhắn và khiêm nhường giữa khung cảnh tráng lệ xung quanh. Chúng tôi đi bộ lên chỗ đó. Ngoài hiên nhà, chúng tôi thấy một tấm biến: "Câu trả lời cho những câu hỏi  mà tôi biết bạn đang thắc mắc". Câu trả lời đầu tiên rất đơn giản: "50. 000 củ" Câu thứ hai là: "Mỗi lần một củ, bởi một người phụ nữ. Hai bàn tay, hai chân và một bộ não rất nhỏ bé." Câu trả lời thứ ba là: "Bắt đầu năm 1958. "Đó là nguyên lý hoa thuỷ tiên vàng. Với tôi, khoảnh khắc đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi nghĩ về ngưòi phụ nữ đó, người mà tôi chưa bao giờ gặp, trên bốn mươi năm trước, đã băt đầu – mỗi lần một củ – để mang cái đẹp và niềm vui đến vùng núi hẻo lánh xa xôi này. Chỉ trồng từng củ một, năm này qua năm khác, nhưng bà đã thay đổi thế giới. Người phụ nữ không quen biết đó đã mãi mãi thay đổi thế giới bà ấy đang sống. Bà ấy đã tạo ra một điều không thể miêu tả được thành lời, nguy nga, tráng lệ, kì diệu. Nguyên lý mà vườn hoa của bà đã dạy tôi là một trong những nguyên lý tuyệt vời nhất. Đó là, học đế đạt được mục đích và mong muốn của mình từng bước một – thường chỉ là từng bước một – và học để yêu công việc mình đang làm, học để sử dụng những khoảng thời gian nhỏ bé. Khi chúng ta góp nhặt những mảnh nhỏ bé ấy với những nỗ lực hàng ngày, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể đạt được những kết thúc tuyệt vời. Chúng ta có thể thay đổi thế giới.

Nó làm mẹ hơi buồn. Tôi thú nhận với Carolyn.

Nếu mẹ nghĩ tới một mục tiêu từ 35 hay 40 năm trước và thực hiện nó từng bước một trong suốt những năm qua thì mẹ đã đạt được những gì?

Hãy nghĩ đến những gì mà mẹ đã có thể thực hiện!

–      Vậy mẹ hãy bắt đầu từ ngày mai. " Con gái tôi nói.

Thật là vô ích khi cứ nghĩ đến thời gian đã trôi qua trong quá khứ. Cách để học được từ bài học này là, thay vì nuối tiếc khoảng thời gian đã mất, hãy hỏi. “Mình có thể vận dụng nó như thế nào cho ngày hôm nay?"

Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài làm 2

Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một trong những học sinh đó là Robby.

Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.

Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.

Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? "

Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? ". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.

Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài làm 3

I. Mở bài

– Trong lớp bồi dưỡng học sinh giỏi văn, Yến Nhi thường đạt điểm cao.

– Nhưng trước đây Nhi vốn là một học sinh yếu về môn này.

II. Thân bài

– Trước đây, Nhi là một trong số những học sinh yếu về môn Tiếng Việt.

– Các bài làm của Nhi toàn bốn, năm.

– Cô giáo thường xuyên động viên, chỉ bảo cho Nhi cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý… cho bài văn.

– Ở nhà, Nhi được mẹ khuyên khích, giúp đỡ.

– Nhi bắt đầu cố gắng học tập:

+ Đi nhà sách, tìm đọc những cuốn sách văn học.

+ Xem lại lí thuyết về các thể loại tập làm văn rồi bắt đầu làm các bài tập đơn giản.

+ Sau khi học xong các bài ỗ lớp, Nhi tìm thêm các dề tập làm văn để làm.

+ Nhi viết bài văn hoàn chỉnh nhờ mẹ sửa chữa những sai sót, rồi sáu đó viết lại theo lời hướng dẫn của mẹ.

+ Nhi viết đi viết lại cho đến khi đọc bài văn thấy hay mới thôi.

– Đến một hôm, Nhi đạt điểm chín trong tiết trả bài văn.

– Cô giáo và các bạn ai cũng khen và mừng cho Nhi.

– Nhi trở thành học sinh học giỏi môn Tiếng Việt và được chọn vào đội tuyển văn của nhà trường.

III. Kết bài

– Đúng như câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim", Yến Nhi đã cố gắng luyện tập để đạt được kết quả cao.

– Sự quyết tâm và kiên trì của Nhi là tấm gương sáng để cho học sinh toàn trường noi theo.

Thu Thủy (Tổng hợp)

0