Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Văn mẫu hay lớp 12
Xem nhanh nội dung Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bến Tre Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ ...
Xem nhanh nội dung
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bến Tre
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò…. Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.
Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.
Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội…
Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,… Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.
Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.
Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.
Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Bài làm 2
Ba tôi mất từ năm tôi lên năm tuổi, mẹ tôi ở vậy nuôi hai chị em tôi khôn lớn. Lần đầu tiên tôi bước vào học lớp một, đứa bạn ngồi cạnh hỏi gia đình làm nghề gì? Tôi thật xấu hổ… chỉ dám nói mẹ mình làm nghề kinh doanh. Những ý nghĩ nói dối có lẽ bắt đầu hình thành từ khi ấy. Tôi ganh tị với lũ bạn vì ba mẹ chúng đều làm những nghề nghiệp đáng được xã hội tôn trọng, gia đình tôi, mẹ làm thợ xây, phụ hồ.
Năm học cấp I, tôi nhớ có lần mẹ đến trường đóng học phí cho tôi với quần áo đầy vôi vữa, tôi thật xấu hổ và chạy thật nhanh vào nhà vệ sinh trong trường học… Tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi với theo: "Hải ơi… Hải ơi… mẹ đây này…!!!"… từ phía sau. Mặc dù nghe thấy rất rõ nhưng tôi vẫn lờ đi, co chân chạy thật nhanh, mong sao lũ bạn đừng chú ý biết đó chính là mẹ của tôi. Tự đóng cửa nhà vệ sinh lại rồi òa lên khóc ấm ức…
Lớn thêm chút nữa tôi học càng kém. Mẹ không chú ý đên điều này lắm phải lo kiếm thật nhiều tiền cho gia đình tôi bớt khổ cực. Mẹ không làm thợ xây nửa mà chuyển sang làm nghề bán hàng ở chợ hoa quả. Đến đêm khi chợ đã đóng cửa mẹ mang hàng ế ẩm vào bệnh viện thành phố để bán chui (vì bảo vệ cấm bán hàng rong trong viện). Tôi nhớ ngày đó tôi không được cầm chìa khóa nhà, vì mẹ sợ tôi cho lũ bạn xấu vào nhà, chúng sẽ phá phách và lấy trộm đồ dùng. Buổi sáng mẹ dậy sớm nấu cơm, mẹ để dành cơm trưa cho tôi vào cái liễn treo lên cột nhà ngoài mái hiên. Tôi chuẩn bị quần áo và cặp sách để sẵn ngoài. Tôi chi mong mẹ đi chợ thật sớm để được rủ lũ trẻ con ở xóm sang chơi ngoài hiên. Trước cửa nhà tôi có một cây mít rất to, lũ bạn giúp tôi ghép những miếng ván thành một "ngôi nhà' trên cây. Tôi không còn treo cặp lồng cơm và cặp sách trên cột nhà nữa mà mang cất trong "nhà" của mình. Đến bữa, tôi ăn cơm ở đó rồi đi học. Tôi không có khái niệm học bài ở nhà, không biết nấu cơm, giặt quần áo, hay thậm chí là phải quét nhà. Tất cả mẹ làm hết. Mẹ đi làm về rất muộn, thường là tám giờ tối, tôi và em tôi thường ngồi trong ngôi nhà gỗ trên cây, lắng nghe tiếng chiếc xe đạp kêu "cót két" là biết ngay mẹ đang về nơi đầu ngõ. Có những đêm mẹ về muộn thì chị em tôi đã ngủ trên cây mít rồi.
Mùa hè lại đến, buổi sinh hoạt lớp cuối năm nay tụi bạn học cùng lớp đứa nào cũng hớn hờ kể cho nhau nghe về dự định của mình trong ba tháng mùa hè. Đứa thì được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội ngoại, đứa thì được đi nghỉ mát ở những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đứa thì được bố mẹ cho tham gia vào những buổi sinh hoạt, học đàn, hát, múa ở cung văn hoá thiếu nhi… Còn với tôi, mùa hè là một địa ngục đen tối, tôi rất ghét mùa hè… vì cứ hàng năm hè đến tôi bị mẹ nhốt ở trong nhà từ sáng đến tối mịt, đến khi mẹ về chợ. Mẹ cũng nấu cơm, phần cho tôi vào cái liễn như mọi khi và cất vào trong chạn bát. Được mấy ngày đầu tôi buồn chán lắm, cách biệt với lũ bạn bên ngoài với gian nhà nhỏ bé, chi có ánh sáng vào qua ô cửa sổ nhỏ. Tôi thường đứng lên đó nhìn ngược nhìn xuôi hàng giờ lâu, chẳng có ai thèm đến chơi cả. Tôi lấy giấy ra, gấp thành máy bay, phi xung quanh nhà, nhà chật lắm nhưng nhìn những chiếc máy bay bay xung quanh được vài vòng là tôi mừng lắm rồi. Xong tôi lấy những hạt đỗ đen, đem xếp thành ô để tự chơi, chơi một mình nản lắm. Nếu tôi chơi với chúng bạn những trò này chắc chắn chúng sẽ thua tôi cho mà xem. Mãi rồi cũng chán, tôi lấy giấy, dán thành diều, buộc chỉ vào rồi chạy xung quanh nhà, lên giường, lên bàn ghế chiếc diều ấy chi lên cao được đến gần trần nhà tôi thôi. Tôi làm diều rất khéo, nếu chiếc diều này mà được mang ra khỏi nhà để thả thì lên cao phải biết! Lâu ngày, tôi nảy ra ý định trèo ra khỏi nhà, chiếc cửa số ấy, cái song sắt bé tí, chỉ cẩn tôi bẻ cong là có thể chui được đầu qua mà! Hay quá! Hôm nay tôi mong mẹ đi chợ thật sớm, ý định đó đã le lói trong đầu tôi suốt đêm hôm qua rồi.
Mẹ đã đi rồi, đèo cả em tôi đi trẻ nữa! Tôi vui mừng, sao tôi thấy mình khỏe thế, tôi nắm chắc hai thanh sắt của chấn song cửa sổ, lấy hết sức bẻ cong nó. Cuốì cùng tôi cũng bẻ cong đủ để tôi chui qua đó. Tôi mang chiếc diều của mình qua, chạy một mạch qua cánh đổng đến với lũ bạn ở đó. Thấy tôi chúng ngạc nhiên lắm! Tôi kể cho chúng nghe bí quyết ấy của tôi và dặn chúng đừng nói cho ai biết! Tôi tha hồ chạy nhảy ở bên ngoài, chơi chán ờ ngoài đổng, chúng tôi lại kéo nhau đến ngôi nhà gỗ trên cây mít, ngôi nhà nhiếu bụi bặm lắm, lá mít rụng đầy, chúng tôi dọn dẹp rồi cùng chơi các trò chơi trên đó, vui riết bao! Nhưng tôi vẫn nhớ rằng mình cần phải trở vào trong nhà trước khi mẹ về, hết giờ tôi nhanh chân trèo qua ô cửa số đó chui tọt vào trong nhà và tất nhiên tôi không quên lại bẻ thanh sắt chấn song cửa lại như cũ.
Cho đến một ngày, mẹ bất chợt về trái giờ so với qui định, tôi đang chơi ở cánh đồng thì thấy mẹ đang đứng trên đê chờ sẵn với chiếc roi tre cong vút. Tôi sợ lắm! chưa bao giờ tôi sợ như thế, tôi lén lẻn nhìn mẹ, người tôi toát cá mổ hôi. Mẹ giận dữ vung chiếc roi tre vút mạnh vào mông đít tôi mấy cái. Tôi đau lắm nhưng biết lỗi nên không dám khóc to. Mẹ kéo tay tôi vào nhà mắng một trận và nói ngày mai mẹ sẽ bít cái cửa sổ đó lại. Tôi nghĩ mẹ giận quá nén nói vậy thôi chứ nhà mình chỉ có mỗi cái cửa sổ đó để lấy ánh sáng, bít lại thì tối om nhìn thấy gì? Không ngờ hôm sau mẹ bít nó lại thật, mẹ lấy dây thép, chằng nó lại và không quên dằn cà mấy song sắt lại với nhau nữa. Tôi buồn chán ngôi im trong góc nhà không dám lên tiếng. Hôm sau tụi bạn đến hỏi thăm tôi, chúng gọi tôi qua kẽ nhỏ của chớp cửa:
– Hải hôm qua bị mẹ đánh có đau không?
Tôi trả lời:
– Không đau lắm, nhưng tớ buồn lắm! Này, trèo lên cây ổi hái cho tớ mây quả nhé.
Chúng thi nhau trèo lên cây ổi, tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài lắng tai nghe những tiếng động. Chúng trở lại luồn qua chớp cửa mầy quả ối cho tôi, rồi nói
– Tụi mình ở ngoài này, nêu cần gì thì cứ gọi nhé.
Tôi được an ủi phần nào. Dần dần lũ bạn chán chơi với tôi kiểu thế này, chắng nhìn thấy mặt nhau, chúng lại bị sai bảo nhiều nên cũng chán tìm chỗ khác chơi vui hơn. Tôi buồn lắm, hôm nay trời mưa to, tôi ngồi nằm co ro trên giường, tiếng mưa và tiếng gió thổi mạnh rít lên từng cơn. Trời tối sầm lại, trong nhà tôi đã tối nay còn tôì hơn. Tôi ngồi dậy, trèo lên đầu giường vươn tay ra sờ dây cắm điện. Bỗng người tôi run lên bần bật, tôi ngã xuống giường và lịm đi hồi lâu. Tôi tỉnh lại, thấy nguời đau ê ẩm, tôi khóc vì sợ hãi, vì qua đau đớn bị điện giật. Càng lúc tôi càng khóc to hơn, tiếng tôi khóc hòa cùng tiếng mưa gió khiến người ngoài không ai nghe thấy cả. Đêm hôm ấy mẹ về thi tôi đã lịm đi rồi, mẹ nhào vô bế tôi dậy, vội gọi người hàng xóm đưa tôi đi viện. Cũng may mắn tôi không sao hết. Khi ra viện, bác sĩ dặn mẹ đừng nhốt tôi ở nhà nữa! Mùa hè này rất nhiều trẻ em bị tai nạn vì bị nhốt trong nhà hoặc chơi ngoài ao hồ, sông ngòi… Tôi nhìn thấy sự lo lắng hiện lên khuôn mặt mẹ. Những ngày sau đó, mẹ nghĩ ra cách khác để quản lý tôi. Mẹ đến nói chuyện với nhà trẻ nơi em tôi đang được gửi ở đó. Lúc đầu họ không đồng ý vì tôi đã lớn rồi, sẽ làm ảnh hưởng đến những em bé ở đó, nhưng vì thấy rõ hoàn cảnh của gia đình tôi nên họ đành nhận tôi vào đê trông nom giúp mẹ. Tôi 8 tuổi mà vẫn đi mẫu giáo! Hàng ngày mẹ đưa cả hai chị em tôi đi trẻ, đến tốì đón cả hai chị em tôi về nhà. Cuộc sống như vậy đối với tôi cũng là tốt lắm rồi…
Tuổi thơ cùa tôi trôi đi thật nhanh với nhiều kỷ niệm buồn. Bây giờ tôi lớn hơn và càng hiểu công lao to lớn như trời biển của mẹ, đặc biệt nay tôi biết được ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, tôi lại càng thấm thìa hơn về tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho tôi. Thật khó cho tôi nói lên những lời yêu mến đầy thân thương với mẹ. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm đến mẹ hơn, tôi nhìn trộm mẹ, nhìn thật lâu, thật kỹ, tôi thấy hình ảnh khắc khổ của mẹ in hằn những năm tháng vất vả bươn chải để kiếm sống nuôi hai chị em tôi. Trời ơi… tôi phái làm gì bây giờ? Liệu đã muộn chưa? "Mẹ ơi… cho con xin sám hối với mẹ con xin lỗi mẹ…" tôi không sao nói lên được vì lời nói ấy như nghẹn lại trong tôi. Tôi vội vã, chưa lúc nào tôi thấy tôi vội vã như lúc này. Tôi sợ những lời chưa kịp dành cho mẹ thì mẹ đã ra đi rồi. Tôi thật sự sợ hãi điều đó!!!
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để nỗi buồn hiện lên trên mắt mẹ” . Đây là một câu nói mà tôi nhớ đã đọc ở đâu đó trong kinh Phật. Câu nói khiến tôi thức tỉnh và nhận ra được trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người con giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, tôi như đứa con đã bước đi những bước chân lạc lối nay quay đầu trở về.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Bài làm 3
“Mẹ là gì?” Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi sẽ bối rối ghê lắm. Trong từ điển ngôn ngữ, người ta định nghĩa thế này: “Mẹ là người đàn bà đã sinh ra bạn”. Chỉ có thế thôi sao? Tôi thì nhất định không đồng ý với định nghĩa như thế được. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy:
“Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp Tu Di núi chẳng sai
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa.”
Vâng, tình mẹ nói sao cho vừa. Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con.
Mẹ tôi không phải là một hoa hậu thế giới hay một nữ hoàng Victoria nào đó, mẹ đơn giản chỉ là mẹ thôi. Hằng đêm, khi tôi đang say giấc nồng thì mẹ vẫn cặm cụi làm việc, đương đầu trước mọi chông gai của cuộc đời. Bàn tay mẹ gầy gầy xương xương như chứng tỏ sự khổ cực mà mẹ phải trải qua. Dáng mẹ nhỏ nhắn. Mái tóc đen đã lấm tấm vài sợi bạc. Tuổi đời đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho tôi từng li từng tí.Sáng sớm khi tôi thức dậy đã thấy mẹ đi làm, nhưng trên bàn vẫn thơm phức tô mì mà mẹ đã dành cho tôi để tôi no bụng trước khi đi học. Trưa, khi tôi về vừa kịp ăn chén cơm mẹ nấu thì lại thấy cái dáng nhỏ nhắn của mẹ tất tả đi làm tiếp ca thứ hai. Tối, khi tôi đang học bài thì mẹ lại đang dọn dẹp nhà cửa. Bận rộn đủ việc nhưng mẹ rất quan tâm đến việc học hành của tôi. Những lúc tôi đạt điểm cao, trên gương mặt gầy gầy của mẹ lại nở một nụ cười tươi tắn hơn bao giờ hết.
Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Mẹ tôi và ba tôi đã chia tay nhau khi tôi mới vào lớp Một. Kể từ đấy, tôi sống với mẹ, gia đình tôi cũng từ dạo ấy vắng đi tiếng cười đùa vui vẻ ngày nào. Gia đình tôi vốn cũng không khá giả gì, mẹ tôi làm ở một xí nghiệp may, lương một tháng cũng chẳng là bao. Từ khi chia tay với ba, mọi gánh nặng kinh tế của gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Từng cái áo, từng quyển vở, từng miếng ăn, giấc ngủ đều một tay mẹ tôi chăm chút. Nhưng tôi lại là một cô bé trẻ thơ và ngây ngô. Tôi ham chơi và vui đùa cùng chúng bạn mà không quan tâm gì đến mẹ. Đôi khi mẹ tôi mắng: “Tại sao mẹ kêu con ăn xong phải rửa chén mà con cứ để ở đây?”, “Tại sao con đi học về mà giày dép cứ vứt lung tung thế kia?”. Những lúc ấy, tôi lại đóng sập cửa và bật tivi ồn đến mức không nghe được tiếng mẹ mắng nữa.
Hôm đó, lúc tôi đi học, tôi nói dối với mẹ rằng chiều tôi sẽ về trễ vì phải đi học nhóm. Sau khi đi học, tôi cùng mấy nhỏ bạn thân đi lòng vòng quanh phố để khi về nhà thì mẹ làm việc nhà và tôi thì ngồi chơi mà không bị la mắng nữa. Nghĩ thế nên trong lòng tôi đắc chí lắm. Thế nhưng không may, trên đường về trời đổ mưa rất to, tôi bị cảm nặng. Tối hôm ấy, tôi chỉ biết nằm mê man trên giường. Mẹ đã túc trực bên tôi suốt đêm, lo cho tôi đến xanh xao cả người. Mẹ đút cho tôi từng muỗng cháo, cho tôi uống từng viên thuốc. “Con ho lòng mẹ tan tành. Con khóc lòng mẹ như bình nước sôi.” Sau lần đó tôi rất hối hận. Từ hôm ấy tôi mới hiểu được tình mẫu tử là như thế nào.
Mặc dù tôi là một cô bé rất gan lì nhưng mỗi khi có một ai nhắc đến mẹ là nước mắt tôi rơm rớm. Có nhiều người hỏi tôi rằng có khi nào tôi cảm thấy tủi thân khi không có sự chăm sóc của ba không. Khi ấy, tôi vẫn quả quyết: “Có thể tôi không được sinh ra trong một ngôi sao may mắn nhưng tôi biết mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người khác vì vẫn còn có mẹ.”
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Bài làm 4
Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.
Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.
Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.
Người già thường luôn có linh cảm về những giây phút cuối cùng của đời người. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc lá vàng bay bay, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. “Bởi một chiếc là bao giờ cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Muốn co lá xanh, lá vàng phải rụng. Lá xanh góp cái tươi non cho đời, rồi lại trở thành lá vàng. Con người cũng thế, hãy sống hết mình khi cháu hãy còn xanh, cháu nhé!” Thưở ấy tôi còn bé quá, chưa hiểu triết lỹ gì sâu xa, chỉ thấy đôi mắt ông buồn buồn, cảnh vật dường như cũng ảo não theo. Những chiếc lá không còn cháy lên sắc vàng mật ngọt, chỉ còn một màu héo úa lặng lẽ bay.
Tôi rời xa ông, thoe bố mẹ ra thành phố. Chuyện học hành, thi cử cuốn tôi đi, khiến cho những phút “cảm nhận sự sống” kia dường như xa lắm. Mọi thứ sang trọng, tiện nghi của cuộc sống thay thế cho cái dân dã, yên bình của thôn quê. Tôi quên ông như quên đi vườn cây, quên đi lá vàng…. Chiều chiều, khi những cánh chim bay về tổ ấm, những áng mây tìm chỗ trú ngụ bình yên nơi cuối trời, ông lặng lẽ thổi cơm. Lùa trệu trạo vào cái rau, con cá cho qua bữa, ông hay thẫn thờ nhìn ảnh bà tôi, thắp vài nén hương “Bà trên trời có linh phù hộ cho chúng nó làm ăn phát đạt, con cháu hay ăn chóng lớn”. Đắp chiếc chăn mỏng, tấm lưng to bè của ông rùng mình theo từng cơn gió lùa qua cửa sổ. “Đông về rồi đấy”, ông lẩm nhẩm, và trong căn nhà lạnh lẽo này, mùa đông cũng dài hơn.
Gia đình tôi có hiềm khích. Các chú dì đòi bán khu vườn của ông, lấy tiền đi làm kinh tế. Ông giận dữ “Khu vườn này của u mày cả đời làm lụng, không được bán” Nhưng, chuyện người lớn, tôi cũng không thể tham gia, và dần dần quên đi.
Vì lo lắng cho việc này, sức khỏe của ông giảm sút rõ rệt. Tôi đến thăm ông, nhắc ông giữa gìn sức khỏe rồi lại vội vàng đi ngay. Khu vườn vaanx xào xạc như nuối tiếc vẫy chào tôi. Để ý thấy, từ khi ông ngã bệnh, khu vườn thiếu bàn tay ông chăm sóc, xơ xác đi. Lá vàng rụng nhiều hơn, như đời người sắp tàn.
Nhẹ nhàng và thanh thản, ông tôi ra đi, như chiếc lá lìa cành. Ngày đưa tang ông, trời mưa nhẹ. Tôi tưởng tượng ra rằng, vào những giây phút cuối, ông nghĩ đến hình ảnh một khu vườn xanh mướt ngập tiếng chim, tiếng cưởi trong trẻo của tôi, nụ cười hiền hâu của bà. Tôi bỗng thấy hụt hẫng quá, từ trước đến giớ, dường như tôi đã quên mất cái gì quan trọng lắm. Để bây giờ, khi ông ra đi, tôi mới thấy mất mát vô cùng, không có gì cứu vãn nổi. Nước mắt tôi cứ tự traò ra từ lúc nào không hay. Nhưng, chạy ra vườn, những đám lá vẫn xào xạc như vỗ về, ánh nắng, tiếng chim , lá cây … vẫn hiền hòa như thưở bé, tất cả như bao dung tha thứ. VÀ đâu đó, trên vòm cây cao kia, dường như vẫn còn vương nụ cười hiền hậu của ông dành cho tôi, Tôi bất chợt thấy nhẹ nhõm, và bao phút giấy “Cảm nhận sự sống” xưa vẫn còn nguyên vẹn ùa về.
Đời người như chiếc lá. Thà huy hoàng chợt tắt còn hơn le lói trăm năm, như một thi sĩ nào đã nói. Trời thu xanh ngắt, lông lộng. Biết đâu, ở trên cao kia, ông vẫn đang dõi theo tôi, mỉm cười.
Thu Thủy (Tổng hợp)