04/06/2017, 22:56
Kể lại một câu chuyện nói về một nhân cách của kẻ sĩ
Kẻ sĩ phải biết giữ lấy mùi thơm ở ngọn bút của mình Vương Sĩ Trinh (1634-I711) là một nhà thơ nổi tiếng đời Thanh. Đậu tiến sĩ, từng giữ chức Lễ bộ thượng thư. Cốt cách phong nhã, trọng hiền tài, đãi kẻ sĩ, nức tiếng kinh đô. Ông đọc rộng, sách quý mua về đầy nhà. Lại nói, "Liêu trai chí ...
Kẻ sĩ phải biết giữ lấy mùi thơm ở ngọn bút của mình
Vương Sĩ Trinh (1634-I711) là một nhà thơ nổi tiếng đời Thanh. Đậu tiến sĩ, từng giữ chức Lễ bộ thượng thư. Cốt cách phong nhã, trọng hiền tài, đãi kẻ sĩ, nức tiếng kinh đô. Ông đọc rộng, sách quý mua về đầy nhà.
Lại nói, "Liêu trai chí dị" được Bồ Tùng Linh viết xong đã nhiều năm, nhưng không có tiền để in được. Bằng miệng người đời, bằng các bản chép tay ít ỏi, tiếng tăm vang động. Vương Sĩ Trinh nghe tiếng tìm đến. Họ Bồ tránh không tiếp. Cứ thế ba lần. Họ Bồ giải thích việc tránh mặt này của mình:
Ông này vốn dòng dõi cao sang thế gia vọng tộc. Kẻ cày cuốc như mình không nên làm quen như thế...
Thế rồi, Vương cải trang lần đến lều cỏ kẻ hàn sĩ. Được mời lên đệm cỏ. Chủ đãi khách bằng vài chén thanh thúy đạm bạc. Khách và chủ chỉ nói chuyên hoa cỏ mùa màng. Họ Bồ không hề đà động đến chuyện văn thơ gì hết.
Một thời gian sau dó, Vương Sĩ Trinh phải nhờ đến nhiều người thân của Bồ Tùng Linh giới thiệu mới được gặp chính thức họ Bồ. Vương Trịnh bỏ ra ba nghìn lạng bạc mua bản thảo "Liêu trai chí dị". Nhưng họ Bồ không chịu. Chỉ cho Vương đọc, viết lời tựa và lời bình cho sách mà thôi.
Vương Sĩ Trinh đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về "Liêu trai chí dị". Vương còn nhiều lần mời Bồ Tùng Linh đến làm thượng khách trong tư dinh của mình, nhiều lần ông đến thăm lều cỏ kẻ hàn sĩ. Nhưng trước sau, Bồ Tùng Linh đều vin cớ ốm đau mà khước từ...
Về sau, có người thân hỏi, ông mới nhẹ nhàng nói: Vàng bạc quý thật. Yến ám sang thật. Kẻ sĩ phải biết giữ lấy mùi thơm ở ngọn bút mình. Lân la mần chi cho bận.
Lại nói, "Liêu trai chí dị" được Bồ Tùng Linh viết xong đã nhiều năm, nhưng không có tiền để in được. Bằng miệng người đời, bằng các bản chép tay ít ỏi, tiếng tăm vang động. Vương Sĩ Trinh nghe tiếng tìm đến. Họ Bồ tránh không tiếp. Cứ thế ba lần. Họ Bồ giải thích việc tránh mặt này của mình:
Ông này vốn dòng dõi cao sang thế gia vọng tộc. Kẻ cày cuốc như mình không nên làm quen như thế...
Một thời gian sau dó, Vương Sĩ Trinh phải nhờ đến nhiều người thân của Bồ Tùng Linh giới thiệu mới được gặp chính thức họ Bồ. Vương Trịnh bỏ ra ba nghìn lạng bạc mua bản thảo "Liêu trai chí dị". Nhưng họ Bồ không chịu. Chỉ cho Vương đọc, viết lời tựa và lời bình cho sách mà thôi.
Vương Sĩ Trinh đã dành những lời tốt đẹp nhất nói về "Liêu trai chí dị". Vương còn nhiều lần mời Bồ Tùng Linh đến làm thượng khách trong tư dinh của mình, nhiều lần ông đến thăm lều cỏ kẻ hàn sĩ. Nhưng trước sau, Bồ Tùng Linh đều vin cớ ốm đau mà khước từ...
Về sau, có người thân hỏi, ông mới nhẹ nhàng nói: Vàng bạc quý thật. Yến ám sang thật. Kẻ sĩ phải biết giữ lấy mùi thơm ở ngọn bút mình. Lân la mần chi cho bận.