Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Đề bài: Dựa vào tranh vẽ cuốn Tiếng việt, tập 4, trang 8 em hãy kể lại Sự tích hồ Ba Bể Ngày xưa, có một bà lão ăn mày rách rưới, hôi hám thường xuyên xuất hiện ở lễ hội ăn chay niệm Phật ở xã Nam Mẫu. Nhưng bà ta đi xin ăn cả ngày cũng không ai cho, đến đâu cũng bị xua đuổi. Từ sáng đến tối không ...
Đề bài: Dựa vào tranh vẽ cuốn Tiếng việt, tập 4, trang 8 em hãy kể lại Sự tích hồ Ba Bể Ngày xưa, có một bà lão ăn mày rách rưới, hôi hám thường xuyên xuất hiện ở lễ hội ăn chay niệm Phật ở xã Nam Mẫu. Nhưng bà ta đi xin ăn cả ngày cũng không ai cho, đến đâu cũng bị xua đuổi. Từ sáng đến tối không được ai cho ăn, cuối cùng bà ta vào làng để xin ăn. Cũng như ở ngoài lễ hội ăn chay không ai chịu cho ăn, càng không để cho bà đến gần ngôi nhà của mình. Duy chỉ có hai mẹ con ...
Đề bài: Dựa vào tranh vẽ cuốn Tiếng việt, tập 4, trang 8 em hãy kể lại Sự tích hồ Ba Bể
Ngày xưa, có một bà lão ăn mày rách rưới, hôi hám thường xuyên xuất hiện ở lễ hội ăn chay niệm Phật ở xã Nam Mẫu. Nhưng bà ta đi xin ăn cả ngày cũng không ai cho, đến đâu cũng bị xua đuổi. Từ sáng đến tối không được ai cho ăn, cuối cùng bà ta vào làng để xin ăn. Cũng như ở ngoài lễ hội ăn chay không ai chịu cho ăn, càng không để cho bà đến gần ngôi nhà của mình. Duy chỉ có hai mẹ con nọ mang cơm ra tiếp đón bà lão ăn mày rất chu đáo, thậm chí còn trải chiếu ra chõng cho bà lão nghỉ tạm. Đến đêm, khi hai mẹ con chìm vào giấc ngủ thì nghe tiếng gõ cửa, ra mở thì thấy bà lão ăn mày đang xin vào ngủ nhờ một đêm, vì trong làng không ai chịu chứa bà ta cả.
Hai mẹ con vui vẻ đồng ý, nhường lại chiếc chõng cho bà lão, còn mình thì ra chỗ khác ngủ. Đang đêm nhìn về phía chiếc chõng thì thấy ở đó sáng rực, tỏa ra thứ ánh sáng lóa mắt, trên chõng không phải bà lão ăn mày rách rưới nữa mà là một con giao long khổng lồ gác đầu lên xà nhà, chân thì thong xuống mặt đất. Sợ hãi nhưng không thể kêu cứu vì ngôi nhà của hai mẹ con cách xa làng, có kêu cũng không ai nghe thấy mà đến. Vì vậy hai mẹ con ôm chặt nhau trùm kín chăn mà ngủ. Sáng sớm hôm sau hai mẹ con lại gặp bà lão ăn mày nọ. Bà lão cho hai mẹ con một nắm tro, dặn từ hôm nay đến ngày mai không được ra ngoài ngôi nhà, khi nước lên thì lên núi để tránh lũ.
Bà ta nói vì người dân làng Nam Mẫu tuy ăn chay niệm Phật nhưng lòng dạ hẹp hòi, độc ác nên phải chịu sự trừng phạt, mẹ con nhà nọ có tấm lòng nhân hậu, khoan dung nên sẽ được báo đáp. Nghe thấy vậy người mẹ vội vàng hỏi làm cách nào để có thể cứu được cả làng, bà lão đã cho người mẹ một hạt thóc và dặn lúc nguy hiểm sẽ dùng đến. Nói đến đây bà lão ăn mày biến mất, người mẹ đi nói sự tình cho hàng xóm láng giềng nhưng không ai chịu tim lời chị ta nói cả. Sáng sớm ngày hôm sau, nước lũ ầm ầm kéo đến nhấn chìm ngôi làng, duy chỉ có ngôi nhà của mẹ con nhà nọ nổi lên giữa mặt nước. Thấy vậy, người mẹ vội đem hạt trấu lên miệng cắn làm đôi thả xuống nước, lập tức biến thành hai chiếc thuyền lớn, chị ta bơi thuyền đi cứu mọi người.
Sau này, ngôi làng Nam Mẫu biến thành một cái hồ rộng lớn mà sau này người ta gọi nó với cái tên Hồ Ba Bể, còn ngôi nhà của hai mẹ con nổi lên giữa hồ, gọi là gò Bà Góa.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
KỂ CHUYỆN SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
KE CHUYEN SU TICH HO BA BE
KỂ SÁNG TẠO SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
KỂ LẠI SỰ TÍCH HỒ BA BỂ THEO TRÍ NHỚ
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ