15/01/2018, 14:22

Kể chuyện lớp 3: Người con của Tây Nguyên

Kể chuyện lớp 3: Người con của Tây Nguyên Giải bài tập SGK Tiếng Việt 3 trang 104 Kể chuyện: Người con của Tây Nguyên Kể chuyện lớp 3: Kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời ...

Kể chuyện lớp 3: Người con của Tây Nguyên

Kể chuyện: Người con của Tây Nguyên

Kể chuyện lớp 3: Kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của 1 nhân vật là lời giải phần Kể chuyện SGK Tiếng Việt 3 trang 104 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức hoàn thiện bài văn kể chuyện. Mời các em cùng tham khảo chi tiết. 

Đề bài: Tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của 1 nhân vật.

Trả lời:

Kể lại bằng lời anh Núp:

Đoạn 1: Tháng ba năm ấy, tôi nhận được giấy của tỉnh mời đi dự Đại hội thi đua. Tôi đến gặp anh Thế, nói: “Anh Thế ạ, nên để bok Pa đi dự đại hội, bok Pa kể được nhiều hơn tôi”. Nghe tôi nói vậy, anh Thế cười và bảo với tôi: “Tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà”.

Đoạn 2: Tôi đi dự đại hội về giữa lúc Pháp đem quân đi càn quét lớn. Ban ngày, tôi chỉ huy dân làng đánh giặc. Ban đêm, dân làng tụ tập lại nghe tôi kể chuyện ở Đại hội thi đua. Tôi nói với lũ làng: “Đất nước của mình bây giờ đã lớn mạnh rồi. Người Kinh, người Thượng, già trẻ gái trai đều đoàn kết lại đánh giặc và làm rẫy giỏi lắm. Trong Đại hội, tôi kể chuyện làng Kông Hoa của mình cho ca Đại hội nghe. Rồi cán bộ nói:

Pháp đánh một trăm năm không thắng nổi đồng chí Núp và dân làng Kông Hoa đâu!

Lũ làng nghe tôi nói vậy, ai cũng vui sướng, họ đứng dậy, đồng thanh nói:

- Đúng đấy! Đúng đấy!”

Đoạn 3

Tôi mở những món quà mà Đại hội đã trao tặng cho tôi để tất cả bà con dân bản cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Tôi còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa của Bác Hồ, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương để khen thưởng cả dân làng bản và một huân chương nữa cho riêng tôi.

Dân làng thích thú lắm. Ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa cả hai tay cho thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem xong lại chuyện cho người khác xem. Chả mấy mà đêm đã về khuya nhưng bà con vẫn còn chưa muốn về nhà ngủ.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Đêm trăng trên Hồ Tây

0