Hướng dẫn nạp MBR, PBR bằng BOOTICE để tạo khả năng BOOT
Trong các bài viết trước thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách tạo khả năng boot cho Windows bằng cách Rebuild MBR với phần mềm Partition Winzard rồi. Đây là một cách làm rất đơn giản và cực kỳ hiệu quả trong việc Fix lỗi không khởi động được máy tính do bị mất phân vùng boot hoặc là ...
Trong các bài viết trước thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách tạo khả năng boot cho Windows bằng cách Rebuild MBR với phần mềm Partition Winzard rồi. Đây là một cách làm rất đơn giản và cực kỳ hiệu quả trong việc Fix lỗi không khởi động được máy tính do bị mất phân vùng boot hoặc là thực hiện trước khi bạn Ghost lại máy tính….
Trong bài hướng dẫn này mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách khác nữa để làm việc này. Một phần mềm cứu hộ máy tính nhỏ gọn và cực kỳ chuyên nghiệp. Ngoài tính năng là tạo khả năng boot cho thiết bị/ phân vùng ra thì nó còn có rất nhiều tác dụng khác nữa, mà mình đã có nhiều bài hướng dẫn chi tiết cho các bạn rồi đó. Ví dụ như:
- Tạo Dual Boot để sử dụng nhiều Windows trên một máy tính
- Thủ thuật sử dụng BootICE để cài windows từ ổ cứng
- [UEFI – LEGACY] Cách tạo usb boot với phân vùng ẩn, không sợ virus !
- Cách Format USB BOOT phân vùng ẩn bằng công cụ BootICE
- …………………………………………
Đó là một số bài viết điển hình mà mình đã sử dụng công cụ BOOTICE này. Vâng, trở lại với nội dung chính trong bài hướng dẫn này. Nếu như bạn chưa biết về khái niệm và tác dụng của MBR và PBR là gì thì mình sẽ giải thích lại ngắn gọn cho các bạn hiểu hơn về nó :
MBR là gì ?
MBR( tên đầy đủ là Master Boot Record ), nó có nhiệm vụ chính là quản lý khả năng BOOT của thiết bị (USB, ổ cứng…).
=> Hiểu đơn giản, MBR quản lý việc khởi động/ khả năng boot của cả thiết bị đó.
PBR là gì ?
PBR ( tên đầy đủ là Partition Boot Record ), nó có nhiệm vụ chính là quản lý khả năng BOOT của mỗi phân vùng trên mỗi thiết bị (USB, ổ cứng…).
Ví dụ như ổ cứng mà bạn đang sử dụng, nó sẽ được chia ra làm nhiều phân vùng như ổ C, D, E…. thì lúc này, phân vùng C (phân vùng chứa hệ điều hành chính là phân vùng mà chúng ta cần quan tâm để nạp lại PBR khi bị lỗi khởi động). Hoặc nếu như không phải là phân vùng C thì chúng ta sẽ có một phân vùng boot riêng, ví dụ như System Reserverd hoặc là phân vùng EFI (các phân vùng này đều có dung lượng < 500 MB và là phân vùng boot của Windows)
Việc nạp lại PBR sẽ khắc phục được một số lỗi ví dụ như BOOTMBR missing, và một vài lỗi khởi động khác mà mình không nhớ rõ