14/01/2018, 00:55

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng ủy quyền

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng ủy quyền Cách soạn thảo hợp đồng ủy quyền Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến không chỉ trong hoạt động của ...

Hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng ủy quyền

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến không chỉ trong hoạt động của doanh nghiệp, trong hoạt động của các tổ chức mà nó còn sử dụng trong các giao dịch dân sự của cá nhân. Khi soạn thảo loại hợp đồng này để đảm bảo quyền lợi cao nhất của bản thân người tham gia hợp đồng ủy quyền cần lưu ý các quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền

Mẫu hủy bỏ hợp đồng ủy quyền

Mẫu Hợp đồng ủy quyền bán nhà ở

Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở

1. Quy định của pháp luật về việc ủy quyền

Điều 581 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ quy định nêu trên thì Hợp đồng ủy quyền được xác lập giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Trong thực tế việc ủy quyền được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Như vậy, pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua người đại diện. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cụ thể.

Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Điều đó có nghĩa nếu cam kết do bên được ủy quyền xác lập phù hợp với phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết này.

Bên cạnh đó Bộ luật dân sự có quy định về thời hạn ủy quyền, việc ủy quyền lại, nghĩa vụ của bên được ủy quyền, quyền của bên được ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định tại các Điều 582, 583, 584, 585, 586, 587, 588 và 589 Bộ luật dân sự.

2. Những lưu ý khi xác lập Hợp đồng ủy quyền

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xác lập Hợp đồng ủy quyền cá nhân, tổ chức cần lưu ý những nội dung sau:

a. Về chủ thể ủy quyền

Bên ủy quyền bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện việc ủy quyền cho người khác tham gia giao dịch. Cá nhân phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự. Đối với tổ chức thì phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức làm văn bản ủy quyền, ký tên và đóng dấu của pháp nhân vào văn bản ủy quyền. Trường hợp hộ gia đình giao kết hợp đồng ủy quyền thì các thành viên trong hộ đều phải ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý.

b. Về phạm vi ủy quyền

Theo quy định tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự, bên ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm về những cam kết do bên được ủy quyền xác lập trong phạm vi ủy quyền. Điều đó có nghĩa là những cam kết không nằm trong phạm vi ủy quyền được xác lập bởi bên được ủy quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. Thực tiễn tham gia tố tụng trong các vụ án "Tranh chấp Hợp đồng tín dụng" giữa Tổ chức tín dụng với bên vay vốn và bên bảo lãnh vay vốn tại Tòa án cho thấy nhiều trường hợp chủ sở hữu tài sản do có nhu cầu vay vốn đã nhờ người khác vay vốn. Người vay vốn yêu cầu chủ tài sản làm hợp đồng ủy quyền tại Phòng Công chứng, do không đọc kỹ các điều khoản của Hợp đồng ủy quyền hoặc bị bên vay vốn lừa dối nên chủ sở hữu, sử dụng tài sản đã ký Hợp đồng ủy quyền được công chứng với nội dung: "Bên được ủy quyền được toàn quyền quyết định việc bán, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn tại các Tổ chức tín dụng..."  Từ hợp đồng ủy quyền này bên được ủy quyền đã chuyển nhượng tài sản của bên ủy quyền cho người thứ ba. Người thứ ba dùng tài sản này thế chấp vay vốn Ngân hàng. Đến hạn không trả được nợ Ngân hàng khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản thế chấp. Tòa án xét xử và tuyên phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho Ngân hàng.

Đối với những trường hợp nêu trên cho thấy bên ủy quyền đã lập Hợp đồng ủy quyền, nhưng không giới hạn quyền của bên được ủy quyền. Để đảm bảo quyền lợi của mình bên ủy quyền cần xác định rõ phạm vi ủy quyền, cho phép bên được ủy quyền được làm việc gì, số tiền là bao nhiêu...trong Hợp đồng ủy quyền.

c. Về thời hạn ủy quyền

Theo quy định tại Điều 582 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình bên ủy quyền cần quy định rõ trong Hợp đồng ủy quyền về thời hạn ủy quyền theo hướng có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày xác lập Hợp đồng.

d. Về việc ủy quyền lại

Theo quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự thì bên ủy quyền có quyền cho phép bên được ủy quyền được ủy quyền lại với điều kiện việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Căn cứ vào tính chất, mức độ công việc, người thực hiện mà bên ủy quyền cho phép bên  được ủy quyền được quyền ủy quyền lại. Thực tiễn cho thấy chỉ các Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mới có quy định về việc cho phép bên được ủy quyền được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với cá nhân thì hầu như rất ít trường hợp bên ủy quyền cho phép bên được ủy quyền được ủy quyền lại.

0